Hà Nội phát lệnh báo động lũ cấp 2 trên sông Hồng? Ai giải quyết cho CNQP nghỉ phép đặc biệt khi gia đình bị thiệt hại nặng vì thiên tai?

Trong đêm ngày 10/9, Thành phố Hà Nội đã phát lệnh báo động lũ cấp 2 trên sông Hồng đúng không? Ai giải quyết cho CNQP nghỉ phép đặc biệt khi gia đình bị thiệt hại nặng vì thiên tai?

Hà Nội phát lệnh báo động lũ cấp 2 trên sông Hồng như thế nào?

Đêm ngày 10/9, Ban Chỉ huy Phòng chống thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn thành phố ban hành Lệnh số 61/L-BCH, báo động lũ cấp 2 trên sông Hồng, căn cứ vào mực nước sông Hồng tại Hà Nội (Long Biên) hồi 23h30 ngày 10/9 là 10,50m (mực nước báo động 2 là 10,50m), tại địa phận các quận: Bắc Từ Liêm, Tây Hồ, Ba Đình, Hoàn Kiếm, Hai Bà Trưng, Hoàng Mai, Long Biên và các huyện: Thanh Trì, Đông Anh, Gia Lâm.

Theo quy định tại Quyết định 18/2021/QĐ-TTg, báo động lũ cấp 2 là mức giới hạn mực nước cho biết lũ trong sông đã lên đến mức trung bình. Nước lũ bắt đầu gây ảnh hưởng ngập lụt và tác động xấu đến dân sinh, kinh tế, xã hội.

Khi lũ trên sông Hồng ở Hà Nội lên báo động 2 thì tại các tỉnh vùng hạ lưu như Nam Định, Hải Dương, Hưng Yên, Hà Nam nhiều khả năng lên báo động 3, nguy cơ ngập lụt rất cao trong những ngày tới.

Xem chi tiết Lệnh báo động lũ 61/L-BCH: Tại đây

Hà Nội phát lệnh báo động lũ cấp 2 trên sông Hồng?

Hà Nội phát lệnh báo động lũ cấp 2 trên sông Hồng? Ai giải quyết cho CNQP nghỉ phép đặc biệt khi gia đình bị thiệt hại nặng vì thiên tai?

Khi mực nước lên bao nhiêu thì lệnh báo động lũ sông Hồng tại Hà Nội được kích hoạt?

Tại Điều 4 Quyết định 05/2020/QĐ-TTg có quy định chi tiết mực nước tương ứng với các cấp báo động lũ tại các trạm thủy văn trên các sông như sau:

Quy định chi tiết mực nước tương ứng với các cấp báo động lũ tại các trạm thủy văn trên các sông
1. Mực nước tương ứng với các cấp báo động lũ tại các trạm thủy văn chính trên các sông thuộc phạm vi cả nước được quy định tại Phụ lục I kèm theo Quyết định này.
2. Mực nước tương ứng với các cấp báo động lũ đối với các vị trí thuộc địa bàn quản lý của các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương mà chưa được quy định tại khoản 1 Điều này sẽ do Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương này quy định. Đối với các vị trí nằm trên các đoạn sông giáp ranh giữa các tỉnh, Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương có liên quan phải trao đổi, thống nhất để ban hành một quy định chung về mực nước tương ứng với các cấp báo động lũ tại vị trí đó.

Theo đó, căn cứ tại Phụ lục I kèm theo Quyết định 05/2020/QĐ-TTg thì lệnh báo động lũ sông Hồng tại Hà Nội được kích hoạt khi mực nước như sau:

Sông Hồng - Trạm thủy văn Sơn Tây:

- Mực nước tương ứng với cấp báo động 1: 12,4m.

- Mực nước tương ứng với cấp báo động 2: 13,4 m.

- Mực nước tương ứng với cấp báo động 3: 14,4 m.

Sông Hồng - Trạm thủy văn Hà Nội (Long Biên):

- Mực nước tương ứng với cấp báo động 1: 9,5m.

- Mực nước tương ứng với cấp báo động 2: 10,5m.

- Mực nước tương ứng với cấp báo động 3: 11,5m

Ai có quyền giải quyết cho công nhân quốc phòng xin nghỉ phép đặc biệt khi gia đình bị thiệt hại nặng vì thiên tai?

Theo Điều 10 Thông tư 113/2016/TT-BQP quy định:

Thẩm quyền giải quyết chế độ nghỉ đối với quân nhân chuyên nghiệp, công nhân và viên chức quốc phòng
Chỉ huy cấp trung đoàn và tương đương trở lên:
1. Giải quyết cho quân nhân chuyên nghiệp, công nhân và viên chức quốc phòng thuộc quyền nghỉ theo quy định tại Điều 5 và Điều 6 Thông tư này.
2. Quyết định thời điểm, thời gian, tỷ lệ nghỉ phép hằng năm đối với quân nhân chuyên nghiệp, công nhân và viên chức quốc phòng.

Theo đó chỉ huy cấp trung đoàn và tương đương trở lên có quyền giải quyết cho quân nhân chuyên nghiệp, công nhân quốc phòng và viên chức quốc phòng thuộc quyền nghỉ theo quy định tại Điều 5 và Điều 6 Thông tư 113/2016/TT-BQP.

Dẫn chiếu Điều 6 Thông tư 113/2016/TT-BQP quy định:

Nghỉ phép đặc biệt
Ngoài chế độ nghỉ phép hằng năm, quân nhân chuyên nghiệp, công nhân và viên chức quốc phòng được nghỉ phép đặc biệt không quá 10 ngày, trong những trường hợp sau đây:
1. Kết hôn; con đẻ, con nuôi hợp pháp kết hôn.
2. Bố đẻ, mẹ đẻ; bố vợ, mẹ vợ; bố chồng, mẹ chồng; người nuôi dưỡng hợp pháp của bản thân, của vợ hoặc chồng; vợ hoặc chồng; con đẻ, con nuôi hợp pháp chết hoặc đau ốm nặng, tai nạn phải điều trị dài ngày tại các cơ sở y tế.
3. Gia đình bị thiệt hại nặng về người và tài sản do tai nạn, thiên tai, dịch bệnh nguy hiểm gây ra.

Theo đó công nhân quốc phòng được nghỉ phép đặc biệt không quá 10 ngày, trong trường hợp gia đình bị thiệt hại nặng về tài sản do thiên tai gây ra.

Vậy chỉ huy cấp trung đoàn và tương đương trở lên có quyền giải quyết cho công nhân quốc phòng được nghỉ phép đặc biệt không quá 10 ngày, trong trường hợp gia đình bị thiệt hại nặng về tài sản do thiên tai gây ra.

MỚI NHẤT
0 lượt xem
Bài viết mới nhất
TÌM KIẾM LIÊN QUAN

TÌM KIẾM VĂN BẢN

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào