Quân nhân chuyên nghiệp loại sơ cấp có cấp bậc quân hàm cao nhất là gì?

Quân nhân chuyên nghiệp loại sơ cấp có cấp bậc quân hàm cao nhất là gì?

Quân nhân chuyên nghiệp loại sơ cấp có cấp bậc quân hàm cao nhất là gì?

Căn cứ tại Điều 16 Luật Quân nhân chuyên nghiệp, công nhân và viên chức quốc phòng 2015 quy định:

Cấp bậc quân hàm của quân nhân chuyên nghiệp
1. Cấp bậc quân hàm của quân nhân chuyên nghiệp được xác định tương ứng với trình độ chuyên môn kỹ thuật, nghiệp vụ và mức lương, gồm:
a) Thượng tá quân nhân chuyên nghiệp;
b) Trung tá quân nhân chuyên nghiệp;
c) Thiếu tá quân nhân chuyên nghiệp;
d) Đại úy quân nhân chuyên nghiệp;
đ) Thượng úy quân nhân chuyên nghiệp;
e) Trung úy quân nhân chuyên nghiệp;
g) Thiếu úy quân nhân chuyên nghiệp.
2. Bậc quân hàm cao nhất của quân nhân chuyên nghiệp gồm:
a) Loại cao cấp là Thượng tá quân nhân chuyên nghiệp;
b) Loại trung cấp là Trung tá quân nhân chuyên nghiệp;
c) Loại sơ cấp là Thiếu tá quân nhân chuyên nghiệp.
3. Bộ trưởng Bộ Quốc phòng quy định cấp bậc quân hàm quân nhân chuyên nghiệp tương ứng với mức lương của từng loại.

Theo đó, cấp bậc quân hàm cao nhất của quân nhân chuyên nghiệp loại sơ cấp là Thiếu tá quân nhân chuyên nghiệp.

Quân nhân chuyên nghiệp loại sơ cấp có cấp bậc quân hàm cao nhất là gì?

Quân nhân chuyên nghiệp thôi phục vụ tại ngũ trong trường hợp nào?

Theo Điều 20 Luật Quân nhân chuyên nghiệp, công nhân và viên chức quốc phòng 2015 quy định:

Trường hợp thôi phục vụ tại ngũ
Quân nhân chuyên nghiệp thôi phục vụ tại ngũ thuộc một trong các trường hợp sau đây:
1. Hết hạn phục vụ theo quy định tại điểm a khoản 1 Điều 17 của Luật này;
2. Trường hợp quy định tại điểm b khoản 1 Điều 17 của Luật này, sau 06 năm kể từ ngày có quyết định chuyển thành quân nhân chuyên nghiệp, nếu có nguyện vọng thôi phục vụ tại ngũ và được cấp có thẩm quyền đồng ý;
3. Hết hạn tuổi cao nhất theo quy định tại khoản 2 Điều 17 của Luật này;
4. Trường hợp quy định tại khoản 4 Điều 17 của Luật này mà quân đội không thể bố trí sử dụng;
5. Do thay đổi tổ chức biên chế mà quân đội không còn nhu cầu bố trí sử dụng;
6. Phẩm chất chính trị, đạo đức không đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ hoặc không hoàn thành chức trách, nhiệm vụ 02 năm liên tiếp theo quy định tại điểm d khoản 2 Điều 9 của Luật này;
7. Không còn đủ tiêu chuẩn về sức khỏe.

Theo đó, quân nhân chuyên nghiệp thôi phục vụ tại ngũ trong trường hợp:

- Quân nhân chuyên nghiệp đã hết thời hạn phục vụ tối thiểu theo quy định;

- Quân nhân chuyên nghiệp hết độ tuổi phục vụ tại ngũ, có nguyện vọng thôi phục vụ tại ngũ và được cấp có thẩm quyền đồng ý;

- Quân nhân chuyên nghiệp hết hạn tuổi cao nhất;

- Chiến đấu viên thực hiện nhiệm vụ khi đủ 40 tuổi được ưu tiên đào tạo, bồi dưỡng và được bố trí đảm nhiệm chức danh khác phù hợp với yêu cầu của quân đội hoặc được chuyển ngành tuy nhiên quân đội không thể bố trí sử dụng;

- Do thay đổi tổ chức biên chế mà quân đội không còn nhu cầu bố trí sử dụng;

- Quân nhân chuyên nghiệp có phẩm chất chính trị, đạo đức không đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ hoặc không hoàn thành chức trách, nhiệm vụ 02 năm liên tiếp theo quy định;

- Quân nhân chuyên nghiệp không còn đủ tiêu chuẩn về sức khỏe.

Quân nhân chuyên nghiệp có được đào tạo, bồi dưỡng nâng cao trình độ không?

Căn cứ tại Điều 6 Luật Quân nhân chuyên nghiệp, công nhân và viên chức quốc phòng 2015 quy định:

Quyền, nghĩa vụ của quân nhân chuyên nghiệp, công nhân và viên chức quốc phòng
1. Quyền của quân nhân chuyên nghiệp, công nhân và viên chức quốc phòng:
a) Được Nhà nước bảo đảm đời sống vật chất, tinh thần, chế độ, chính sách ưu đãi phù hợp với tính chất nhiệm vụ của Quân đội nhân dân;
b) Được đào tạo, bồi dưỡng nâng cao trình độ chính trị, quân sự, pháp luật và chuyên môn kỹ thuật, nghiệp vụ phù hợp với vị trí, chức danh đảm nhiệm;
c) Được hưởng các quyền khác theo quy định của pháp luật.
2. Nghĩa vụ của quân nhân chuyên nghiệp, công nhân và viên chức quốc phòng:
a) Tuyệt đối trung thành với Tổ quốc, Nhân dân, với Đảng và Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam;
b) Chấp hành nghiêm đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước, kỷ luật quân đội, sẵn sàng hoàn thành mọi nhiệm vụ được giao;
c) Tuyệt đối phục tùng mệnh lệnh cấp trên; khi nhận mệnh lệnh của người chỉ huy, nếu có căn cứ cho là mệnh lệnh đó trái pháp luật, điều lệnh, điều lệ của Quân đội nhân dân thì phải báo cáo ngay với người ra mệnh lệnh; trường hợp vẫn phải chấp hành thì báo cáo kịp thời lên cấp trên trực tiếp của người ra mệnh lệnh và không phải chịu trách nhiệm về hậu quả của việc thi hành mệnh lệnh đó;
d) Bảo vệ tài sản và lợi ích của Nhà nước, quân đội, cơ quan, tổ chức; bảo vệ tính mạng, sức khỏe, tài sản, quyền và lợi ích hợp pháp của cá nhân;
đ) Học tập chính trị, quân sự, pháp luật, văn hóa, khoa học, kỹ thuật, nghiệp vụ; rèn luyện tính tổ chức, tính kỷ luật và thể lực, nâng cao bản lĩnh chính trị, bản lĩnh chiến đấu phù hợp với từng đối tượng;
...

Theo đó, quân nhân chuyên nghiệp có quyền được đào tạo, bồi dưỡng nâng cao trình độ chính trị, quân sự, pháp luật và chuyên môn kỹ thuật, nghiệp vụ phù hợp với vị trí, chức danh đảm nhiệm.

Cải cách tiền lương
Căn cứ pháp lý
MỚI NHẤT
Lao động tiền lương
Nội dung triển khai Kết luận 83 về cải cách tiền lương theo QĐ 918 ngày 27/8 thế nào?
Lao động tiền lương
Chính thức có Kế hoạch thực hiện cải cách tiền lương ban hành ngày 27/8 cụ thể ra sao?
Lao động tiền lương
Trước 04/2025 cải cách tiền lương của cán bộ, công chức viên chức và lực lượng vũ trang tại Kỳ họp thứ 9 được hoàn thiện Báo cáo Quốc hội có đúng không?
Lao động tiền lương
Quyết định 918: Cải cách tiền lương phải cơ cấu lại CBCCVC, ảnh hưởng ra sao, thực hiện khi nào?
Lao động tiền lương
Thay thế 07 bảng lương hiện hành sau 02 năm theo yêu cầu của Bộ Chính trị để trình trung ương như thế nào?
Lao động tiền lương
Sơ kết Nghị quyết 27 về cải cách tiền lương vào 2026 trình Trung ương xem xét, quyết định ra sao?
Lao động tiền lương
Nghị quyết 94: đẩy mạnh cải cách tiền lương và hoàn thiện mô hình chế độ công vụ theo vị trí việc làm như thế nào?
Lao động tiền lương
Tiếp tục tăng tiền lương khi cải cách tiền lương theo Nghị quyết 27 cho đến khi nào?
Lao động tiền lương
Toàn bộ 02 bảng lương mới của CBCCVC theo Nghị quyết 27 được khi nào tiến hành?
Lao động tiền lương
Chính thức tháng 5/2025: bãi bỏ cơ chế tài chính và thu nhập đặc thù đúng không?
Đi đến trang Tìm kiếm - Cải cách tiền lương
14,172 lượt xem
TÌM KIẾM LIÊN QUAN
Cải cách tiền lương

TÌM KIẾM VĂN BẢN
Xem toàn bộ văn bản về Cải cách tiền lương

CHỦ ĐỀ VĂN BẢN
Xem và tải trọn bộ các văn bản về lương cơ sở 2024
Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào