Giao kết hợp đồng lao động đối với người giúp việc gia đình bằng miệng có giá trị pháp lý không?

Gia đình tôi mới tuyển giúp việc nhà. Do nhận thấy đây cũng là người quen và ngại làm hợp đồng rườm rà nên chúng tôi có thỏa thuận giao kết hợp đồng bằng miệng với nhau. Vậy cho tôi hỏi giao kết hợp đồng lao động đối với người giúp việc gia đình bằng miệng có giá trị pháp lý không? Câu hỏi từ chị Ly (Bình Dương).

Giao kết hợp đồng lao động đối với người giúp việc gia đình bằng miệng có giá trị pháp lý không?

Căn cứ Điều 14 Bộ luật Lao động 2019 thì hiện nay giao kết hợp đồng có thể được thực hiện thông qua các hình thức như sau:

- Hợp đồng lao động phải được giao kết bằng văn bản;

- Hợp đồng lao động được giao kết thông qua phương tiện điện tử dưới hình thức thông điệp dữ liệu;

- Hai bên có thể giao kết hợp đồng lao động bằng lời nói.

Căn cứ Điều 162 Bộ luật Lao động 2019 quy định về hợp đồng lao động đối với lao động là người giúp việc gia đình như sau:

Hợp đồng lao động đối với lao động là người giúp việc gia đình
1. Người sử dụng lao động phải giao kết hợp đồng lao động bằng văn bản với lao động là người giúp việc gia đình.
2. Thời hạn của hợp đồng lao động đối với lao động là người giúp việc gia đình do hai bên thỏa thuận. Một bên có quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động bất kỳ khi nào nhưng phải báo trước ít nhất 15 ngày.
3. Hai bên thỏa thuận trong hợp đồng lao động về hình thức trả lương, kỳ hạn trả lương, thời giờ làm việc hằng ngày, chỗ ở.

Theo đó, bắt buộc người sử dụng lao động phải giao kết hợp đồng lao động bằng văn bản với lao động là người giúp việc gia đình.

Như vậy, việc giao kết hợp đồng đối với người giúp việc gia đình bằng miệng sẽ không có giá trị pháp lý.

Giao kết hợp đồng lao động đối với người giúp việc gia đình bằng miệng có giá trị pháp lý không?

Giao kết hợp đồng lao động đối với người giúp việc gia đình bằng miệng có giá trị pháp lý không? (Hình từ Internet)

Giao kết hợp đồng lao động đối với người giúp việc gia đình bằng miệng bị xử phạt như thế nào?

Căn cứ khoản 1 và khoản 5 Điều 30 Nghị định 12/2022/NĐ-CP quy định về xử phạt vi phạm quy định về lao động là người giúp việc gia đình, cụ thể như sau:

Vi phạm quy định về lao động là người giúp việc gia đình
1. Phạt cảnh cáo đối với người sử dụng lao động có một trong các hành vi sau đây:
a) Không giao kết hợp đồng lao động bằng văn bản với lao động là người giúp việc gia đình;
b) Không trả tiền tàu xe đi đường khi lao động là người giúp việc gia đình thôi việc về nơi cư trú, trừ trường hợp lao động là người giúp việc gia đình chấm dứt hợp đồng lao động trước thời hạn.
...
5. Biện pháp khắc phục hậu quả
a) Buộc người sử dụng lao động phải giao kết hợp đồng lao động bằng văn bản với lao động là người giúp việc gia đình khi vi phạm quy định tại điểm a khoản 1 Điều này;
b) Buộc người sử dụng lao động trả đủ tiền tàu xe đi đường cho lao động là người giúp việc gia đình đối với hành vi vi phạm quy định tại điểm b khoản 1 Điều này;
c) Buộc người sử dụng lao động trả lại giấy tờ tùy thân cho lao động là người giúp việc gia đình đối với hành vi vi phạm quy định tại điểm a khoản 3 Điều này;
d) Buộc người sử dụng lao động trả đủ tiền bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế cho lao động là người giúp việc gia đình khi vi phạm quy định tại điểm b khoản 3 Điều này.

Theo đó, người sử dụng lao động giao kết hợp đồng bằng miệng đối với lao động là người giúp việc gia đình sẽ bị xử phạt như sau:

- Phạt cảnh cáo;

- Buộc người sử dụng lao động phải giao kết hợp đồng lao động bằng văn bản với lao động là người giúp việc gia đình.

Người sử dụng lao động khi sử dụng lao động là người giúp việc gia đình có nghĩa vụ gì?

Căn cứ Điều 163 Bộ luật Lao động 2019 quy định về nghĩa vụ của người sử dụng lao động khi sử dụng lao động là người giúp việc gia đình, cụ thể như sau:

Nghĩa vụ của người sử dụng lao động khi sử dụng lao động là người giúp việc gia đình
1. Thực hiện đầy đủ thỏa thuận đã giao kết trong hợp đồng lao động.
2. Trả cho người giúp việc gia đình khoản tiền bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế theo quy định của pháp luật để người lao động chủ động tham gia bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế.
3. Tôn trọng danh dự, nhân phẩm của người giúp việc gia đình.
4. Bố trí chỗ ăn, ở hợp vệ sinh cho người giúp việc gia đình nếu có thỏa thuận.
5. Tạo cơ hội cho người giúp việc gia đình được tham gia học văn hóa, giáo dục nghề nghiệp.
6. Trả tiền tàu xe đi đường khi người giúp việc gia đình thôi việc về nơi cư trú, trừ trường hợp người giúp việc gia đình chấm dứt hợp đồng lao động trước thời hạn.

Theo đó, người sử dụng lao động phải có những nghĩa vụ sau đối với lao động là người giúp việc gia đình:

Thực hiện đầy đủ thỏa thuận đã giao kết trong hợp đồng lao động.

- Trả cho người giúp việc gia đình khoản tiền bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế theo quy định của pháp luật để người lao động chủ động tham gia bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế.

- Tôn trọng danh dự, nhân phẩm của người giúp việc gia đình.

- Bố trí chỗ ăn, ở hợp vệ sinh cho người giúp việc gia đình nếu có thỏa thuận.

- Tạo cơ hội cho người giúp việc gia đình được tham gia học văn hóa, giáo dục nghề nghiệp.

- Trả tiền tàu xe đi đường khi người giúp việc gia đình thôi việc về nơi cư trú, trừ trường hợp người giúp việc gia đình chấm dứt hợp đồng lao động trước thời hạn.

MỚI NHẤT
0 lượt xem
Bài viết mới nhất
TÌM KIẾM LIÊN QUAN

TÌM KIẾM VĂN BẢN

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào