Doanh nghiệp muốn đưa người lao động đi xuất khẩu lao động cần phải đảm bảo trách nhiệm gì?

Nếu là doanh nghiệp muốn đưa người lao động đi xuất khẩu lao động cần phải đảm bảo trách nhiệm gì đối với người lao động là đối với nhà nước vậy? Câu hỏi của anh Toàn (Bến Tre).

Doanh nghiệp muốn đưa người lao động đi xuất khẩu lao động có trách nhiệm tuyển chọn người lao động như thế nào?

Căn cứ theo Điều 5 Nghị định 141/2005/NĐ-CP quy định về trách nhiệm của doanh nghiệp đối với việc tuyển chọn lao động như sau:

Tuyển chọn lao động
Doanh nghiệp quy định tại khoản 1 Điều 3 của Nghị định này phải trực tiếp tuyển chọn lao động; phối hợp với chính quyền địa phương thông báo công khai về số lượng lao động tuyển chọn, giới tính, độ tuổi, ngành nghề, thời hạn hợp đồng, điều kiện làm việc và sinh hoạt, tiền công, tiền làm thêm giờ và các khoản thu nhập khác (nếu có), bảo hiểm xã hội, các khoản chi phí mà người lao động phải nộp trước khi đi và trong thời gian làm việc ở nước ngoài.

Bên cạnh trách nhiệm tuyển chọn lao động, doanh nghiệp còn phải chịu trách nhiệm trong việc bồi dưỡng, đào tạo và ký hợp đồng lao động. Trách nhiệm này được thể hiện rõ qua các quy định sau đây:

Căn cứ theo Điều 6 Nghị định 141/2005/NĐ-CP quy định về trách nhiệm đào tạo:

Tổ chức đào tạo, giáo dục định hướng
Doanh nghiệp có trách nhiệm tổ chức dạy ngoại ngữ, giáo dục định hướng và bổ túc kỹ năng nghề cho người lao động trước khi đi làm việc ở nước ngoài; kiểm tra cấp chứng chỉ cho người lao động khi kết thúc khoá học theo quy định của pháp luật.

Căn cứ theo Điều 7 Nghị định 141/2005/NĐ-CP quy định về việc ký hợp đồng:

Ký hợp đồng với người lao động và ký hợp đồng bảo lãnh
Doanh nghiệp có trách nhiệm ký “Hợp đồng đi làm việc ở nước ngoài” với người lao động và "Hợp đồng bảo lãnh" với người bảo lãnh cho người lao động trước khi đi làm việc ở nước ngoài.

Như vậy, doanh nghiệp muốn đưa người lao động đi xuất khẩu lao động có trách nhiệm tuyển chọn người lao động theo quy định pháp luật, việc tuyển chọn trực tiếp phải thông báo công khai về số lượng lao động tuyển chọn, giới tính, độ tuổi, ngành nghề, thời hạn hợp đồng, điều kiện làm việc và sinh hoạt, tiền công, tiền làm thêm giờ và các khoản thu nhập khác (nếu có), bảo hiểm xã hội, các khoản chi phí mà người lao động phải nộp trước khi đi và trong thời gian làm việc ở nước ngoài.

Đồng thời sau đó phải đảm bảo về việc đào tạo, bồi dưỡng cũng như ký hợp đồng với người lao động theo quy định pháp luật.

Doanh nghiệp muốn đưa người lao động đi xuất khẩu lao động

Doanh nghiệp đưa người lao động đi xuất khẩu lao động

Doanh nghiệp muốn đưa người lao động đi xuất khẩu lao động có trách nhiệm với cơ quan nhà nước Việt Nam như nào?

Căn cứ theo Điều 11 Nghị định 141/2005/NĐ-CP quy định như sau:

Trách nhiệm của doanh nghiệp đối với cơ quan nhà nước
1. Đăng ký hợp đồng theo quy định của pháp luật.
2. Báo cáo danh sách người lao động đã đưa đi làm việc ở nước ngoài theo quy định của pháp luật; báo cáo định kỳ, báo cáo các trường hợp người lao động bị chết, bị tai nạn, bị mất tích, đình công, xí nghiệp bị phá sản, người lao động bỏ trốn và các phát sinh khác có liên quan gửi Cục quản lý lao động ngoài nước và Cơ quan đại diện Việt Nam ở nước sở tại theo quy định của pháp luật.

Như vậy, ngoài có trách nhiệm với người lao động thì doanh nghiệp cần có trách nhiệm với cơ quan Nhà nước và tuân thủ theo quy định pháp luật nêu trên.

Nếu có vấn đề phát sinh doanh nghiệp đưa người lao động đi xuất khẩu lao động cần phải có trách nhiệm ra sao?

Căn cứ theo Điều 9 Nghị định 141/2005/NĐ-CP quy định như sau:

Quản lý và giải quyết các vấn đề phát sinh đối với người lao động
Doanh nghiệp có trách nhiệm sau:
1. Cử cán bộ đại diện doanh nghiệp kiểm tra, giám sát việc thực hiện hợp đồng; bảo vệ lợi ích hợp pháp của người lao động.
2. Cùng với đối tác và người sử dụng lao động nước ngoài giải quyết các vấn đề phát sinh đối với người lao động trong các trường hợp:
a) Người sử dụng lao động thực hiện không đúng hợp đồng lao động đã ký với người lao động;
b) Người lao động bị tai nạn lao động, tai nạn rủi ro hoặc bị bệnh nghề nghiệp, bị xâm hại danh dự, nhân phẩm;
c) Người lao động bị chết.
3. Tư vấn, hỗ trợ người lao động trong trường hợp có tranh chấp về quan hệ lao động giữa người lao động và người sử dụng lao động.
4. Phối hợp với đối tác, gia đình và người bảo lãnh vận động, thuyết phục người lao động đã bỏ trốn trở lại nơi làm việc theo hợp đồng; nếu người lao động không thực hiện, doanh nghiệp phải báo cáo với Cục quản lý lao động ngoài nước, cơ quan đại diện ngoại giao, cơ quan lãnh sự hoặc các cơ quan khác được uỷ nhiệm thực hiện chức năng lãnh sự của nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam (sau đây gọi chung là Cơ quan đại diện Việt Nam) ở nước sở tại để xử lý theo quy định của Nghị định này.
5. Cung cấp thông tin cho Cơ quan đại diện Việt Nam ở nước sở tại để cấp giấy tờ cho người lao động về nước.

Như vậy khi người lao động đi xuất khẩu lao động nhưng có các vấn đề phát sinh thì theo từng trường hợp mà doanh nghiệp có các tránh nhiệm xử lý khác nhau.

MỚI NHẤT
0 lượt xem
Bài viết mới nhất
TÌM KIẾM LIÊN QUAN

TÌM KIẾM VĂN BẢN

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào