Điều kiện để tổ chức, cá nhân được cấp giấy phép khác tài nguyên nước là gì?

Tổ chức, cá nhân được cấp giấy phép khai thác tài nguyên nước khi đáp ứng những điều kiện nào?

Điều kiện để tổ chức, cá nhân được cấp giấy phép khác tài nguyên nước là gì?

Căn cứ theo Điều 57 Luật Tài nguyên nước 2023 quy định như sau:

Điều kiện cấp giấy phép khai thác tài nguyên nước và giấy phép thăm dò nước dưới đất
1. Tổ chức, cá nhân được cấp giấy phép khai thác tài nguyên nước khi đáp ứng các điều kiện sau đây:
a) Hoàn thành việc lấy ý kiến theo quy định tại khoản 8 Điều 52 của Luật này;
b) Việc khai thác tài nguyên nước phù hợp với nội dung quy định tại điểm a khoản 1 Điều 56 của Luật này; khai thác nước dưới đất phù hợp với quy định liên quan đến vùng cấm, vùng hạn chế khai thác nước dưới đất theo quy định tại Điều 31 của Luật này;
c) Bảo đảm các yêu cầu về bảo vệ, khai thác, sử dụng tài nguyên nước và phòng, chống và khắc phục tác hại do nước gây ra theo quy định của Luật này;
d) Bảo đảm thông tin, số liệu sử dụng để lập đề án, báo cáo đầy đủ, chính xác.
2. Tổ chức, cá nhân được cấp giấy phép thăm dò nước dưới đất khi đáp ứng các điều kiện sau đây:
a) Có phương án thi công các hạng mục thăm dò nước dưới đất đáp ứng yêu cầu về bảo vệ nước dưới đất và phù hợp với quy định liên quan đến vùng cấm, vùng hạn chế khai thác nước dưới đất theo quy định tại Điều 31 của Luật này;
b) Bảo đảm thông tin, số liệu sử dụng để lập đề án đầy đủ, chính xác.
3. Tổ chức khai thác nước mặt có xây dựng đập, hồ chứa trên sông, suối ngoài việc đáp ứng quy định tại khoản 1 Điều này, điểm b khoản 3 Điều 50 của Luật này còn phải đáp ứng điều kiện sau đây:
a) Có phương án về thiết bị, nhân lực để quan trắc khí tượng thủy văn, dự báo lượng nước đến hồ, vận hành hồ chứa, quan trắc, giám sát khai thác tài nguyên nước;
b) Có quy trình vận hành hồ chứa theo quy định của pháp luật về quản lý an toàn đập, hồ chứa nước đối với trường hợp đã có công trình.

Theo đó, tổ chức, cá nhân được cấp giấy phép khai thác tài nguyên nước khi đáp ứng các điều kiện sau đây:

- Hoàn thành việc lấy ý kiến theo quy định;

- Việc khai thác tài nguyên nước phù hợp với quy hoạch về tài nguyên nước; quy hoạch ngành quốc gia, quy hoạch tỉnh, quy hoạch có tính chất kỹ thuật, chuyên ngành có nội dung khai thác, sử dụng tài nguyên nước; khả năng đáp ứng của nguồn nước và khai thác nước dưới đất phù hợp với quy định liên quan đến vùng cấm, vùng hạn chế khai thác nước dưới đất;

- Bảo đảm các yêu cầu về bảo vệ, khai thác, sử dụng tài nguyên nước và phòng, chống và khắc phục tác hại do nước gây ra;

- Bảo đảm thông tin, số liệu sử dụng để lập đề án, báo cáo đầy đủ, chính xác.

Điều kiện để tổ chức, cá nhân được cấp giấy phép khác tài nguyên nước là gì?

Điều kiện để tổ chức, cá nhân được cấp giấy phép khác tài nguyên nước là gì? (Hình từ Internet)

Giấy phép khai thác tài nguyên nước được cấp dựa trên những nguyên tắc nào?

Căn cứ theo Điều 55 Luật Tài nguyên nước 2023 quy định như sau:

Nguyên tắc đăng ký, cấp phép thăm dò, khai thác, sử dụng tài nguyên nước
1. Đúng thẩm quyền, đúng đối tượng và trình tự, thủ tục theo quy định của pháp luật.
2. Bảo đảm lợi ích của Nhà nước, quyền, lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân đã được đăng ký, cấp giấy phép khai thác tài nguyên nước, giấy phép thăm dò nước dưới đất và của tổ chức, cá nhân khác có liên quan.
3. Ưu tiên đăng ký, cấp phép thăm dò, khai thác, sử dụng tài nguyên nước để cấp cho sinh hoạt.
4. Bảo vệ tài nguyên nước và bảo vệ môi trường theo quy định của pháp luật; không gây suy thoái, cạn kiệt, ô nhiễm nguồn nước khi thực hiện việc thăm dò, khai thác, sử dụng tài nguyên nước.

Theo đó, việc cấp giấy phép khai thác tài nguyên nước được thực hiện theo những nguyên tắc sau:

- Đúng thẩm quyền, đúng đối tượng và trình tự, thủ tục.

- Bảo đảm lợi ích của Nhà nước, quyền, lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân đã được đăng ký, cấp giấy phép khai thác tài nguyên nước, giấy phép thăm dò nước dưới đất và của tổ chức, cá nhân khác có liên quan.

- Ưu tiên đăng ký, cấp phép thăm dò, khai thác, sử dụng tài nguyên nước để cấp cho sinh hoạt.

- Bảo vệ tài nguyên nước và bảo vệ môi trường theo quy định của pháp luật; không gây suy thoái, cạn kiệt, ô nhiễm nguồn nước khi thực hiện việc thăm dò, khai thác, sử dụng tài nguyên nước.

Giấy phép khai thác tài nguyên nước bao gồm những loại giấy phép nào?

Căn cứ theo Điều 52 Luật Tài nguyên nước 2023 quy định như sau:

Quy định chung về việc kê khai, đăng ký, cấp phép thăm dò, khai thác, sử dụng tài nguyên nước
1. Tổ chức, cá nhân khai thác tài nguyên nước cho sinh hoạt, sản xuất nông nghiệp, nuôi trồng thủy sản, sản xuất công nghiệp, thủy điện, thủy lợi, thể thao, du lịch, kinh doanh, dịch vụ, tạo nguồn, ngăn mặn, chống ngập, tạo cảnh quan và các mục đích khác phải có giấy phép khai thác tài nguyên nước tương ứng với loại nguồn nước khai thác theo quy định tại khoản 2 Điều này, trừ các trường hợp quy định tại các khoản 3, 4 và khoản 5 Điều này; trường hợp khai thác nước dưới đất còn phải có giấy phép thăm dò nước dưới đất trước khi xây dựng công trình.
2. Giấy phép khai thác tài nguyên nước bao gồm:
a) Giấy phép khai thác nước mặt;
b) Giấy phép khai thác nước dưới đất;
c) Giấy phép khai thác nước biển.
...

Theo đó, giấy phép khai thác tài nguyên nước bao gồm:

- Giấy phép khai thác nước mặt;

- Giấy phép khai thác nước dưới đất;

- Giấy phép khai thác nước biển.

MỚI NHẤT
0 lượt xem
Bài viết mới nhất
TÌM KIẾM LIÊN QUAN

TÌM KIẾM VĂN BẢN

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào