Công bố điểm chuẩn Trường Đại học Sư phạm Thái Nguyên năm 2023? Mức hưởng phụ cấp ưu đãi nghề của giáo viên tiểu học là bao nhiêu?
Điểm chuẩn Trường Đại học Sư phạm Thái Nguyên năm 2023 là bao nhiêu?
Trường Đại học Sư phạm Thái Nguyên, Đại học Thái Nguyên vừa công bố điểm chuẩn trúng tuyển vào trường năm 2023.
Ngành Sư phạm Lịch sử có điểm chuẩn cao nhất vào trường với 28 điểm. Xếp sau đó là ngành Sư phạm Ngữ văn với 26,85 điểm, ngành Sư phạm Địa lý với 26,73 điểm.
Ngành có điểm chuẩn thấp nhất là Sư phạm Tin học với 21,7 điểm. Năm ngoái, ngành Sư phạm Lịch sử cũng lấy điểm chuẩn vào trường cao nhất.
Điểm chuẩn cụ thể từng ngành của Trường Đại học Sư phạm Thái Nguyên, Đại học Thái Nguyên xét theo điểm thi tốt nghiệp THPT, điểm thi đánh giá năng lực, điểm học bạ cụ thể như sau:
(1) Công nhận điểm trúng tuyển đại học chính quy tại Trường Đại học Sư phạm Thái Nguyên năm 2023, diện xét theo kết quả thi THPT, như sau:
(2) Công nhận điểm trúng tuyển đại học chính quy tại Trường Đại học Sư phạm Thái Nguyên năm 2023, diện xét theo kết quả thi đánh giá năng lực như sau:
(3) Công nhận điểm trúng tuyển đại học chính quy tại Trường Đại học Sư phạm Thái Nguyên năm 2023, diện xét Học bạ, như sau:
Năm 2023, Trường ĐH Sư phạm - ĐH Thái Nguyên tuyển 1.160 sinh viên khối ngành Sư phạm theo 4 phương thức gồm: xét tuyển theo kết quả kỳ thi tốt nghiệp THPT 2023; xét tuyển theo học bạ; xét tuyển thẳng theo Quy chế tuyển sinh của Bộ GD-ĐT; xét kết quả kỳ thi đánh giá năng lực của ĐH Quốc gia Hà Nội và ĐH Sư phạm Hà Nội.
Xem chi tiết Thông báo 2562/QĐ-ĐHSP về việc công nhận điểm trúng tuyển đại học chính quy tại Trường Đại học Sư phạm Thái Nguyên năm 2023: Tại đây.
Điểm chuẩn Trường Đại học Sư phạm Thái Nguyên năm 2023
Mức hưởng phụ cấp ưu đãi nghề của giáo viên tiểu học là bao nhiêu?
Tại tiểu mục 1 Mục II Thông tư liên tịch 01/2006/TTLT-BGD&ĐT-BNV-BTC có quy định như sau:
MỨC PHỤ CẤP VÀ CÁCH TÍNH
1. Mức phụ cấp
a) Mức phụ cấp 25% áp dụng đối với nhà giáo đang trực tiếp giảng dạy trong các trường đại học, cao đẳng, các học viện, trường bồi dưỡng của các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, tổ chức Đảng, tổ chức chính trị - xã hội ở Trung ương và các trường chính trị của các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương (trừ nhà giáo giảng dạy trong các trường sư phạm, khoa sư phạm và nhà giáo dạy môn khoa học Mác - Lênin, Tư tưởng Hồ Chí Minh);
b) Mức phụ cấp 30% áp dụng đối với nhà giáo đang trực tiếp giảng dạy trong các trường trung học cơ sở, trung học phổ thông, trung tâm kỹ thuật tổng hợp - hướng nghiệp, trung tâm giáo dục thường xuyên, trung tâm dạy nghề ở đồng bằng, thành phố, thị xã; trường trung học chuyên nghiệp, trường dạy nghề; các trung tâm bồi dưỡng chính trị của huyện, quận, thị xã, thành phố trực thuộc tỉnh;
c) Mức phụ cấp 35% áp dụng đối với nhà giáo đang trực tiếp giảng dạy trong các trường mầm non, tiểu học ở đồng bằng, thành phố, thị xã; các trường trung học cơ sở, trung học phổ thông, các trung tâm kỹ thuật tổng hợp - hướng nghiệp, trung tâm giáo dục thường xuyên, trung tâm dạy nghề ở miền núi, hải đảo, vùng sâu, vùng xa;
d) Mức phụ cấp 40% áp dụng đối với nhà giáo đang trực tiếp giảng dạy trong các trường sư phạm, khoa sư phạm (đại học, cao đẳng, trung học), trường cán bộ quản lý giáo dục và đào tạo và nhà giáo dạy môn chính trị trong các trường trung học chuyên nghiệp, trường dạy nghề;
đ) Mức phụ cấp 45% áp dụng đối với nhà giáo đang trực tiếp giảng dạy các môn khoa học Mác - Lênin, Tư tưởng Hồ Chí Minh trong các trường đại học, cao đẳng;
e) Mức phụ cấp 50% áp dụng đối với nhà giáo đang trực tiếp giảng dạy trong các trường mầm non, tiểu học ở miền núi, hải đảo, vùng sâu, vùng xa.
Việc xác định địa bàn miền núi thực hiện theo quy định của Uỷ ban Dân tộc; địa bàn hải đảo theo thực tế địa lý; địa bàn vùng sâu, vùng xa tuỳ theo đặc điểm của từng địa phương do Uỷ ban nhân dân tỉnh hướng dẫn sau khi có ý kiến thống nhất của Liên Bộ.
Theo đó, giáo viên đang trực tiếp giảng dạy trong trường tiểu học ở đồng bằng, thành phố, thị xã được hưởng phụ cấp ưu đãi với mức 35%.
Riêng với giáo viên đang trực tiếp giảng dạy trong trường tiểu học ở miền núi, hải đảo, vùng sâu, vùng xa được hưởng phụ cấp ưu đãi với mức 50%.
Việc xác định địa bàn miền núi thực hiện theo quy định của Uỷ ban Dân tộc; địa bàn hải đảo theo thực tế địa lý; địa bàn vùng sâu, vùng xa tuỳ theo đặc điểm của từng địa phương do Uỷ ban nhân dân tỉnh hướng dẫn sau khi có ý kiến thống nhất của Liên Bộ.
Bảng lương giáo viên tiểu học là bao nhiêu?
Tại khoản 1 Điều 8 Thông tư 02/2021/TT-BGDĐT, giáo viên tiểu học được xếp lương theo từng hạng cụ thể như sau:
- Giáo viên tiểu học hạng 3, mã số V.07.03.29, được áp dụng hệ số lương của viên chức loại A1, từ hệ số lương 2,34 đến hệ số lương 4,98;
- Giáo viên tiểu học hạng 2, mã số V.07.03.28, được áp dụng hệ số lương của viên chức loại A2, nhóm A2.2, từ hệ số lương 4,00 đến hệ số lương 6,38;
- Giáo viên tiểu học hạng 1, mã số V.07.03.27, được áp dụng hệ số lương của viên chức loại A2, nhóm A2.1, từ hệ số lương 4,40 đến hệ số lương 6,78.
Mức lương của giáo viên tiểu học sẽ được tính theo công thức:
Lương = Hệ số lương x Mức lương cơ sở
Hiện nay, lương cơ sở là 1.800.000 đồng theo quy định tại khoản 2 Điều 3 Nghị định 24/2023/NĐ-CP. Do đó, Bảng lương của giáo viên tiểu học cụ thể như sau:
Lưu ý: Đối tượng áp dụng bảng lương trên là giáo viên trường tiểu học công lập. Bảng lương trên đây chưa tính đến khoản cộng thêm phụ cấp đặc biệt, phụ cấp thu hút, phụ cấp thâm niên, phụ cấp ưu đãi và trừ tiền đóng bảo hiểm xã hội.