Danh mục nghề, công việc người dưới 18 tuổi được làm thêm giờ là gì?

Cho tôi hỏi danh mục nghề, công việc người dưới 18 tuổi được làm thêm giờ là gì? Câu hỏi của anh Đ.T (Long An).

Người dưới 18 tuổi lao động gọi là gì?

Căn cứ theo Điều 143 Bộ luật Lao động 2019 có quy định về lao động chưa thành niên như sau:

Lao động chưa thành niên
1. Lao động chưa thành niên là người lao động chưa đủ 18 tuổi.
2. Người từ đủ 15 tuổi đến chưa đủ 18 tuổi không được làm công việc hoặc làm việc ở nơi làm việc quy định tại Điều 147 của Bộ luật này.
3. Người từ đủ 13 tuổi đến chưa đủ 15 tuổi chỉ được làm công việc nhẹ theo danh mục do Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội ban hành.
4. Người chưa đủ 13 tuổi chỉ được làm các công việc theo quy định tại khoản 3 Điều 145 của Bộ luật này.

Như vậy, như vậy người dưới 18 tuổi khi tham gia lao động còn được gọi là lao động chưa thành niên và pháp luật lao động chia đối tượng này thành 03 nhóm nhỏ:

+ Người lao động chưa đủ 13 tuổi;

+ Người lao động từ đủ 13 đến dưới 15;

+ Người lao động từ đủ 15 đến dưới 18 tuổi.

Ở mỗi giai đoạn tuổi khác nhau sẽ được quy định về các công việc mà người lao động chưa thành niên được phép và không được phép làm việc.

Danh mục nghề, công việc người dưới 18 tuổi được làm thêm giờ là gì?

Danh mục nghề, công việc người dưới 18 tuổi được làm thêm giờ là gì?

Danh mục nghề, công việc người dưới 18 tuổi được làm thêm giờ là gì?

Từ đủ 13 tuổi đến chưa đủ 15

Căn cứ theo khoản 1 Điều 146 Bộ luật Lao động 2019 có quy đinh thời giờ làm việc của người chưa đủ 15 tuổi không được quá 04 giờ trong 01 ngày và 20 giờ trong 01 tuần; không được làm thêm giờ, làm việc vào ban đêm.

Người lao động trong độ tuổi này được thực hiện các công việc nhẹ nhàng theo quy định, cụ thể:

Căn cứ Điều 8 Thông tư 09/2020/TT-BLĐTBXH quy định như sau:

Danh mục công việc nhẹ người từ đủ 13 tuổi đến chưa đủ 15 tuổi được làm
Ban hành kèm theo Thông tư này Phụ lục II - Danh mục công việc nhẹ người từ đủ 13 tuổi đến chưa đủ 15 tuổi được làm.

Theo đó, Phụ lục II Thông tư 09/2020/TT-BLĐTBXH quy định được phép sử dụng người lao động từ đủ 13 tuổi đến chưa đủ 15 tuổi làm những công việc như sau:

(1) Biểu diễn nghệ thuật.

(2) Vận động viên thể thao.

(3) Lập trình phần mềm.

(4) Các nghề truyền thống: chấm men gốm; cưa vỏ trai; làm giấy dó; làm nón lá; chấm nón; dệt chiếu; làm trống; dệt thổ cẩm; thêu thổ cẩm; làm bún gạo; làm miến; làm giá đỗ; làm bánh đa; dệt tơ tằm; se sợi hoa sen; vẽ tranh sơn mài, se nhang, làm vàng mã (trừ các công đoạn có sử dụng hóa chất độc hại như sơn ta, hóa chất tẩy rửa, hóa chất dùng để ướp màu, hóa chất tạo mùi, tạo tàn nhang cong…).

(5) Các nghề thủ công mỹ nghệ: thêu ren; mộc mỹ nghệ; làm lược sừng; làm tranh dân gian (tranh Đông Hồ, tranh Hàng Trống…); nặn tò he; làm tranh khắc gỗ, biểu tranh lụa; nhặt vỏ sò, điệp để gắn trên tranh mỹ nghệ; mài đánh bóng tranh mỹ nghệ; xâu chuỗi tràng hạt kết cườm, đánh bóng trang sức mỹ nghệ; làm rối búp bê; làm thiếp mừng các sản phẩm từ giấy nghệ thuật trang trí trên thiếp mừng; làm khung tranh mô hình giấy, hộp giấy, túi giấy.

(6) Đan lát, làm các đồ gia dụng, đồ thủ công mỹ nghệ từ nguyên liệu tự nhiên như: mây, tre, nứa, dừa, chuối, bèo lục bình, đay, cói, quế, guột, đót, lá nón.

(7) Gói nem, gói kẹo, gói bánh(trừ việc vận hành hoặc sử dụng các máy, thiết bị, dụng cụ đóng gói).

(8) Nuôi tằm.

(9) Làm cỏ vườn rau sạch; thu hoạch rau, củ, quả sạch theo mùa.

(10) Chăn thả gia súc tại nông trại.

(11) Phụ gỡ lưới cá, đan lưới cá, phơi khô thủy sản.

(12) Cắt chỉ, đơm nút, thùa khuyết, đóng gói vào hộp các sản phẩm dệt thủ công.

Từ đủ 15 tuổi đến chưa đủ 18 tuổi

Theo quy định tại khoản 2 Điều 146 Bộ luật Lao động 2019 thì người từ đủ 15 tuổi đến chưa đủ 18 tuổi có thể được làm thêm giờ, làm việc vào ban đêm trong một số nghề, công việc theo danh mục do Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội ban hành.

Căn cứ Phụ lục V ban hành kèm theo Thông tư 09/2020/TT-BLĐTBXH quy định danh mục nghề, công việc người từ đủ 15 tuổi đến chưa đủ 18 tuổi có thể được làm thêm giờ, làm việc vào ban đêm, cụ thể như sau:

(1) Biểu diễn nghệ thuật.

(2) Vận động viên thể thao.

(3) Viết văn, viết báo.

(4) Lập trình phần mềm.

(5) Các nghề truyền thống: chấm men gốm; làm giấy dó; làm nón lá; se nhang; chấm nón; dệt chiếu; làm trống; dệt thổ cẩm; thêu thổ cẩm; làm bún gạo; làm miến; làm giá đỗ; làm bánh đa; dệt tơ tằm; se sợi hoa sen.

(6) Các nghề thủ công mỹ nghệ: thêu ren; mộc mỹ nghệ; làm lược sừng; làm tranh dân gian (tranh Đông Hồ, tranh Hàng Trống…); nặn tò he; làm tranh khắc gỗ, biểu tranh lụa; nhặt vỏ sò, điệp... để gắn trên tranh mỹ nghệ; xâu chuỗi tràng hạt kết cườm; làm rối búp bê; làm thiếp mừng các sản phẩm từ giấy nghệ thuật trang trí trên thiếp mừng; làm khung tranh mô hình giấy, hộp giấy, túi giấy.

(7) Đan lát, làm các đồ gia dụng, đồ thủ công mỹ nghệ từ nguyên liệu tự nhiên như: mây, tre, nứa, dừa, chuối, bèo lục bình, đay, cói, quế, guột, đót, lá nón.

(8) Gói nem, gói kẹo, gói bánh (trừ trường hợp vận hành hoặc sử dụng các máy, thiết bị, dụng cụ đóng gói).

(9) Cắt chỉ, đơm nút, thùa khuyết, đóng gói vào hộp các sản phẩm dệt thủ công.

(10) Đưa tin, thư bưu phẩm, bưu kiện; đóng gói bưu phẩm.

(11) Bán hàng tận nhà; bán hàng qua điện thoại; bán hàng trực tuyến.

(12) Đánh giày; chế biến, bán hàng thực phẩm trên hè phố.

(13) Gia sư; quét dọn, giúp việc trong các gia đình; phụ giúp vệ sinh nhà cửa.

(14) Bảo vệ, trông xe các cơ quan, doanh nghiệp, nhà hàng.

(15) Thu tiền từ máy bán hàng tự động, ghi số từ các đồng hồ; thu ngân, bán hàng trong siêu thị.

(16) Công việc trong nhà hàng, quán ăn, quán cà phê: lễ tân, pha chế đồ uống, phụ bàn, phụ bếp, đầu bếp, tạp vụ.

(17) Công việc văn phòng: photo, đánh máy, trực điện thoại.

(18) Dịch vụ bán hàng: quần áo, giày dép, sách báo, tạp hóa.

(19) Sơ chế nông sản: phân loại, gọt vỏ, bóc vỏ, tách nhân, đóng gói.

(20) Làm cỏ vườn rau sạch; thu hoạch rau, củ, quả sạch theo mùa.

(21) Nuôi gia súc, gia cầm, nuôi giun, dế, côn trùng không độc hại, nguy hiểm.

Người dưới 18 tuổi khi tham gia lao động được khám sức khỏe bao lâu một lần?

Căn cứ theo khoản 1 Điều 21 Luật An toàn, vệ sinh lao động 2015 có quy định về khám sức khỏe và điều trị bệnh nghề nghiệp cho người lao động như sau:

Khám sức khỏe và điều trị bệnh nghề nghiệp cho người lao động
1. Hằng năm, người sử dụng lao động phải tổ chức khám sức khỏe ít nhất một lần cho người lao động; đối với người lao động làm nghề, công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm hoặc đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm, người lao động là người khuyết tật, người lao động chưa thành niên, người lao động cao tuổi được khám sức khỏe ít nhất 06 tháng một lần.
2. Khi khám sức khỏe theo quy định tại khoản 1 Điều này, lao động nữ phải được khám chuyên khoa phụ sản, người làm việc trong môi trường lao động tiếp xúc với các yếu tố có nguy cơ gây bệnh nghề nghiệp phải được khám phát hiện bệnh nghề nghiệp.
3. Người sử dụng lao động tổ chức khám sức khỏe cho người lao động trước khi bố trí làm việc và trước khi chuyển sang làm nghề, công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm hơn hoặc sau khi bị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp đã phục hồi sức khỏe, tiếp tục trở lại làm việc, trừ trường hợp đã được Hội đồng y khoa khám giám định mức suy giảm khả năng lao động.
4. Người sử dụng lao động tổ chức khám sức khỏe cho người lao động, khám phát hiện bệnh nghề nghiệp tại cơ sở khám bệnh, chữa bệnh bảo đảm yêu cầu, điều kiện chuyên môn kỹ thuật.
5. Người sử dụng lao động đưa người lao động được chẩn đoán mắc bệnh nghề nghiệp đến cơ sở khám bệnh, chữa bệnh đủ điều kiện chuyên môn kỹ thuật để điều trị theo phác đồ điều trị bệnh nghề nghiệp do Bộ trưởng Bộ Y tế quy định.
6. Chi phí cho hoạt động khám sức khỏe, khám phát hiện bệnh nghề nghiệp, điều trị bệnh nghề nghiệp cho người lao động do người sử dụng lao động chi trả quy định tại các khoản 1, 2, 3 và 5 Điều này được hạch toán vào chi phí được trừ khi xác định thu nhập chịu thuế theo Luật thuế thu nhập doanh nghiệp và hạch toán vào chi phí hoạt động thường xuyên đối với cơ quan hành chính, đơn vị sự nghiệp không có hoạt động dịch vụ.

Theo đó, đối với người lao động chưa thành niên thì người sử dụng lao động phải tổ chức khám sức khỏe ít nhất 6 tháng một lần.

Lao động chưa thành niên
Căn cứ pháp lý
MỚI NHẤT
Lao động tiền lương
Muốn sử dụng người lao động 13 tuổi thì kí hợp đồng lao động với những ai?
Lao động tiền lương
Lao động chưa thành niên có đương nhiên được làm thêm giờ đối với những công việc được làm hằng ngày không?
Lao động tiền lương
Các nghề thủ công mỹ nghệ người từ đủ 13 tuổi đến chưa đủ 15 tuổi được làm là gì?
Lao động tiền lương
Người thành niên, chưa thành niên là người bao nhiêu tuổi? Phải có sự đồng ý của ai để được sử dụng lao động chưa thành niên?
Lao động tiền lương
Người từ đủ 15 tuổi đến chưa đủ 18 tuổi được làm thêm các nghề thủ công mỹ nghệ nào?
Lao động tiền lương
Người từ đủ 13 tuổi đến chưa đủ 15 tuổi được làm những nghề truyền thống nào?
Lao động tiền lương
Người từ đủ 15 tuổi đến dưới 18 tuổi có được làm thêm giờ đối với công việc lập trình phần mềm không?
Lao động tiền lương
Vừa đủ 18 tuổi thì có được xem là lao động chưa thành niên không?
Lao động tiền lương
Người lao động chưa đủ 13 tuổi có được làm các công việc thể dục thể thao không?
Lao động tiền lương
Các nghề truyền thống người từ đủ 15 tuổi đến chưa đủ 18 tuổi được làm thêm giờ là những nghề nào?
Đi đến trang Tìm kiếm - Lao động chưa thành niên
12,133 lượt xem
TÌM KIẾM LIÊN QUAN
Lao động chưa thành niên

TÌM KIẾM VĂN BẢN
Xem toàn bộ văn bản về Lao động chưa thành niên

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào