Cưỡi ngựa Paralympics 2024 là gì? VĐV Việt Nam có tham dự môn cưỡi ngựa hay không?

Cưỡi ngựa tại Thế vận hội dành cho người khuyết tật 2024 là gì? VĐV Việt Nam có tham dự môn cưỡi ngựa hay không?

Cưỡi ngựa Paralympics 2024 là gì?

Paralympics 2024 hay Thế vận hội dành cho người khuyết tật, là một sự kiện thể thao quốc tế quan trọng, nơi các vận động viên khuyết tật thể chất thi đấu cạnh tranh. Sự kiện này sẽ diễn ra từ ngày 28 tháng 8 đến ngày 8 tháng 9 năm 2024 tại Paris, Pháp

Môn cưỡi ngựa Paralympics 2024 sẽ diễn ra vào các ngày 3,4 và ngày 6,7 tháng 9 năm 2024.

Cưỡi ngựa Paralympics 2024 là một môn thể thao dành cho các vận động viên khuyết tật, bao gồm các bài thi đấu về kỹ năng điều khiển ngựa và sự phối hợp giữa vận động viên và ngựa. Môn này được chia thành các hạng mục dựa trên mức độ khuyết tật của vận động viên, nhằm đảm bảo tính công bằng và cạnh tranh.

Các bài thi đấu chính bao gồm:

- Individual Test: Bài thi cá nhân, nơi mỗi vận động viên thực hiện một loạt các động tác bắt buộc.

- Team Test: Bài thi đồng đội, nơi các đội thi đấu để đạt điểm cao nhất.

- Freestyle Test: Bài thi tự do, nơi vận động viên biểu diễn các động tác theo nhạc tự chọn.

Bên cạnh đó, theo Mục 8 Nội dung phong trào thi đua yêu nước ngành văn hóa, thể thao và du lịch năm 2024 ban hành kèm theo Quyết định 192/QĐ-BVHTTDL năm 2024 thì năm nay Việt Nam cũng sẽ tham gia Thế vận hội dành cho người khuyết tật lần thứ 17 tại Pháp.

Tuy nhiên, Đội tuyển Việt Nam sẽ không tham dự môn thi cưỡi ngựa tại kỳ Thế vận hội Paralympics 2024.

Cưỡi ngựa Paralympics 2024 là gì? VĐV Việt Nam có tham dự môn cưỡi ngựa hay không?

Cưỡi ngựa Paralympics 2024 là gì? VĐV Việt Nam có tham dự môn cưỡi ngựa hay không?

VĐV Việt Nam tham dự Paralympics 2024 được hưởng chế độ dinh dưỡng bao nhiêu?

Căn cứ theo điểm e khoản 2 Điều 1 Thông tư 86/2020/TT-BTC có quy định như sau:

Phạm vi điều chỉnh và đối tượng áp dụng
...
2. Đối tượng áp dụng: Huấn luyện viên, vận động viên tập trung tập huấn và thi đấu tại:
a) Đội tuyển quốc gia;
b) Đội tuyển trẻ quốc gia;
c) Đội tuyển cấp ngành; đội tuyển trẻ cấp ngành;
d) Đội tuyển tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương (sau đây gọi là đội tuyển cấp tỉnh); Đội tuyển trẻ tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương (sau đây gọi là đội tuyển trẻ cấp tỉnh);
đ) Các giải thể thao thành tích cao quy định tại Điều 37 Luật Thể dục thể thao năm 2006 đã được sửa đổi, bổ sung năm 2018;
e) Đại hội thể thao người khuyết tật thế giới (sau đây gọi là Paralympic Games).

Và tại điểm b khoản 3 Điều 3 Thông tư 86/2020/TT-BTC quy định như sau:

Nội dung và mức chi thực hiện chế độ dinh dưỡng
...
3. Mức chi đặc thù khác đối với huấn luyện viên, vận động viên:
a) Huấn luyện viên, vận động viên được triệu tập vào các đội tuyển thể thao quốc gia để chuẩn bị tham dự Đại hội Thể thao Đông Nam Á, Đại hội thể thao châu Á và Đại hội thể thao Olympic được hưởng chế độ dinh dưỡng 480.000 đồng/người/ngày trong thời gian không quá 90 ngày;
b) Huấn luyện viên, vận động viên được triệu tập vào các đội tuyển thể thao quốc gia và có khả năng giành huy chương vàng tại Đại hội thể thao châu Á, giành huy chương vàng tại Đại hội thể thao Olympic trẻ, có khả năng đạt chuẩn tham dự Đại hội thể thao Olympic và huấn luyện viên, vận động viên tham dự Paralympic Games được hưởng chế độ dinh dưỡng 640.000 đồng/người/ngày;
c) Danh sách huấn luyện viên, vận động viên được hưởng chế độ quy định tại điểm b khoản 3 Điều 3 Thông tư này theo quyết định của Bộ Trưởng Bộ Văn hóa, thể thao và du lịch;
d) Trong thời gian hưởng mức chi đặc thù khác quy định tại Khoản 3 Điều 3 Thông tư này, huấn luyện viên, vận động viên không được hưởng mức chi chế độ dinh dưỡng quy định tại Khoản 1 Điều 3 Thông tư này.

Theo đó, vận động viên tham dự Thế vận hội dành cho người khuyết tật (Paralympic Games) sẽ được hưởng chế độ dinh dưỡng 640.000 đồng/người/ngày.

Kinh phí chi trả tiền thưởng cho HLV trực tiếp đào tạo VĐV lập thành tích tại Paralympics 2024 lấy từ đâu?

Căn cứ theo khoản 1 Điều 9 Nghị định 152/2018/NĐ-CP có quy định như sau:

Kinh phí thực hiện
1. Kinh phí chi trả cho các chế độ quy định tại Nghị định này được bố trí trong dự toán ngân sách thể dục, thể thao hàng năm theo chế độ hiện hành của Nhà nước về phân cấp quản lý ngân sách nhà nước:
a) Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch chi trả tiền lương, tiền hỗ trợ, tiền đóng bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp, bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp, bảo hiểm khi tập huấn, thi đấu ở nước ngoài, chi phí khám, chữa bệnh, tai nạn, tiền trợ cấp và tiền bồi thường theo quy định cho huấn luyện viên, vận động viên đội tuyển, đội tuyển trẻ quốc gia; chi tiền thưởng cho huấn luyện viên, vận động viên đội tuyển, đội tuyển trẻ quốc gia đạt thành tích thi đấu tại các đại hội, giải thi đấu thể thao quốc tế;
...

Như vậy, kinh phí chi trả tiền thưởng cho HLV trực tiếp đào tạo VĐV lập thành tích tại Thế vận hội dành cho người khuyết tật (Paralympic games) lấy từ dự toán ngân sách thể dục, thể thao hàng năm.

MỚI NHẤT
0 lượt xem
Bài viết mới nhất
TÌM KIẾM LIÊN QUAN

TÌM KIẾM VĂN BẢN

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào