Công ty yêu cầu đóng thêm tiền để thực hiện biện pháp bảo đảm làm việc có đúng hay không?

Tôi đang làm việc cho công ty. Tuy nhiên, 1 tháng gần đây họ có quyết định là nhân viên phải mặc đồng phục và kêu tôi phải đặt cọc tiền 3 bộ đồng phục công ty và đóng thêm một khoản tiền gọi là tiền thực hiện biện pháp bảo đảm để chắc chắn tôi làm việc đến hết hợp đồng. Vậy những việc này có đúng hay không? Câu hỏi của chị Giang (Lào Cai).

Công ty yêu cầu đóng thêm tiền để thực hiện biện pháp bảo đảm làm việc có đúng hay không?

Căn cứ theo Điều 15 Bộ Luật lao động 2019 có quy định về nguyên tắc trong giao kết hợp đồng lao động như sau:

Nguyên tắc giao kết hợp đồng lao động
1. Tự nguyện, bình đẳng, thiện chí, hợp tác và trung thực.
2. Tự do giao kết hợp đồng lao động nhưng không được trái pháp luật, thỏa ước lao động tập thể và đạo đức xã hội.

Đồng thời, Điều 17 Bộ Luật lao động 2019 có quy định về những hành vi người sử dụng lao động không được làm khi giao kết, thực hiện hợp đồng lao động như sau:

Hành vi người sử dụng lao động không được làm khi giao kết, thực hiện hợp đồng lao động
1. Giữ bản chính giấy tờ tùy thân, văn bằng, chứng chỉ của người lao động.
2. Yêu cầu người lao động phải thực hiện biện pháp bảo đảm bằng tiền hoặc tài sản khác cho việc thực hiện hợp đồng lao động.
3. Buộc người lao động thực hiện hợp đồng lao động để trả nợ cho người sử dụng lao động.

Như quy định trên, trong mối quan hệ lao động khi thực hiện giao kết hợp đồng lao động các bên cần đảm bảo tuân theo đúng nguyên tắc của pháp luật.

Trường hợp công ty yêu cầu đặt tiền cọc đồng phục được xem là biện pháp đặt cọc trong giao dịch dân sự và việc công ty bạn áp dụng biện pháp trên không vi phạm quy định của pháp luật lao động.

Tuy nhiên trường hợp công ty yêu cầu người lao động đóng thêm một khoản tiền để bảo đảm người lao động sẽ làm đến hết hợp đồng là hành vi vi phạm hợp đồng lao động theo khoản 2 Điều 17 Bộ Luật lao động 2019.

Do đó với hành vi này công ty sẽ bị xử lý theo quy định pháp luật.

Công ty yêu cầu đóng thêm tiền để thực hiện biện pháp bảo đảm làm việc có đúng hay không?

Người lao động yêu cầu đóng thêm tiền để thực hiện biện pháp bảo đảm (Hình từ Internet)

Công ty yêu cầu người lao động nộp tiền để bảo đảm thực hiện hợp đồng bị xử lý như thế nào?

Như đã phân tích ở trên, hành vi công ty yêu cầu người lao động nộp tiền để bảo đảm thực hiện hợp đồng là hành vi vi phạm hợp đồng lao động cụ thể về giao kết hợp đồng lao động sẽ bị xử lý theo quy định tại Điều 9 Nghị định 12/2022/NĐ-CP như sau:

Vi phạm quy định về giao kết hợp đồng lao động
...
2. Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 25.000.000 đồng đối với người sử dụng lao động có một trong các hành vi sau đây:
a) Giữ bản chính giấy tờ tùy thân, văn bằng hoặc chứng chỉ của người lao động khi giao kết hoặc thực hiện hợp đồng lao động;
b) Buộc người lao động thực hiện biện pháp bảo đảm bằng tiền hoặc tài sản khác cho việc thực hiện hợp đồng lao động;
c) Giao kết hợp đồng lao động với người lao động từ đủ 15 tuổi đến dưới 18 tuổi mà không có sự đồng ý bằng văn bản của người đại diện theo pháp luật của người đó.
3. Biện pháp khắc phục hậu quả
đ) Buộc người sử dụng lao động trả lại số tiền hoặc tài sản đã giữ của người lao động cộng với khoản tiền lãi của số tiền đã giữ của người lao động tính theo mức lãi suất tiền gửi không kỳ hạn cao nhất của các ngân hàng thương mại nhà nước công bố tại thời điểm xử phạt đối với hành vi vi phạm quy định tại điểm b khoản 2 Điều này.

Lưu ý: Theo quy định tại khoản 1 Điều 6 Nghị định 12/2022/NĐ-CP mức xử lý hành chính này là mức phạt đối với người sử dụng lao động là cá nhân, đối với công ty (tổ chức) mức phạt tiền sẽ gấp 02 lần.

Như vậy, công ty yêu cầu người lao động nộp tiền để bảo đảm thực hiện hợp đồng sẽ bị phạt từ 40.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng và áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả là trả lại số tiền hoặc tài sản đã giữ của người lao động cộng với khoản tiền lãi của số tiền đã giữ của người lao động.

Người lao động nên làm gì khi công ty ép buộc nộp tiền để bảo đảm thực hiện hợp đồng?

Để bảo vệ quyền và lợi ích của mình trong mối quan hệ lao động, người lao động có thể thực hiện các cách như sau khi bị công ty ép buộc nộp tiền để bảo đảm thực hiện hợp đồng:

- Gửi yêu cầu trực tiếp đến ban lãnh đạo, người quản lý công ty yêu cầu làm rõ, giải quyết, chấm dứt yêu cầu áp dụng biện pháp bảo đảm thực hiện hợp đồng.

- Trường hợp công ty từ chối giải quyết hoặc người lao động không đồng ý với quyết định giải quyết của công ty thì căn cứ theo Điều 15 Nghị định 24/2018/NĐ-CP, người lao động gửi đơn khiếu nại đến Chánh Thanh tra Sở Lao động - Thương binh và Xã hội, nơi công ty đặt trụ sở để được giải quyết.

- Trường hợp người khiếu nại không đồng ý với quyết định giải quyết khiếu nại lần đầu hoặc quá thời hạn mà khiếu nại không được giải quyết thì người khiếu nại có quyền khởi kiện tại tòa án.

MỚI NHẤT
0 lượt xem
Bài viết mới nhất
TÌM KIẾM LIÊN QUAN

TÌM KIẾM VĂN BẢN

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào