Công ty không còn đơn hàng cho người lao động nghỉ có phải trả lương không?
Công ty không còn đơn hàng cho người lao động nghỉ có phải trả lương không?
Căn cứ khoản 3 Điều 99 Bộ luật Lao động 2019 nếu ngừng việc vì lý do kinh tế thì người lao động và người sử dụng lao động được thỏa thuận về tiền lương trong thời gian ngừng việc chứ không buộc phải trả lương theo hợp đồng lao động.
Trường hợp công ty chủ động cho người lao động nghỉ làm khi hết việc thuộc trường hợp ngừng việc không do lỗi của người lao động.
Như vậy, trường hợp công ty hết việc chủ động cho công nhân nghỉ việc thì vẫn phải trả lương.
Tiền lương được trả trong thời gian nghỉ khi công ty hết việc được xác định theo tiền lương ngừng việc quy định tại khoản 3 Điều 99 Bộ luật Lao động 2019, mức tiền cụ thể như sau:
- Ngừng việc không quá 14 ngày làm việc:
Tiền lương do các bên thỏa thuận nhưng không được thấp hơn mức lương tối thiểu.
Dẫn chiếu Điều 3 Nghị định 38/2022/NĐ-CP quy định về mức lương tối thiểu vùng như sau:
Vùng | Mức lương tối thiểu vùng |
Vùng I | 4.680.000 đồng/tháng |
Vùng II | 4.160.000 đồng/tháng |
Vùng III | 3.640.000 đồng/tháng |
Vùng IV | 3.250.000 đồng/tháng |
- Ngừng việc trên 14 ngày làm việc:
Tiền lương do các bên thỏa thuận nhưng phải đảm bảo:
Tiền lương ngừng việc trong 14 ngày đầu tiên không thấp hơn mức lương tối thiểu.
Tiền lương từ ngày thứ 15 trở đi do các bên tự thỏa thuận mà không bị giới hạn mức tối thiểu cũng như mức tối đa.
Nếu tự cho người lao động ngừng việc mà không không trả hoặc trả không đủ tiền lương ngừng việc cho người đó thì người sử dụng lao động sẽ bị xử phạt hành chính từ 05 đến 50 triệu đồng, tùy vào số lượng người lao động bị xâm phạm quyền lợi (theo khoản 2 Điều 17 Nghị định 12/2022/NĐ-CP).
Công ty không còn đơn hàng cho người lao động nghỉ có phải trả lương không?
Trường hợp nào người lao động được nhận lương ngừng việc?
Không phải trong tất cả các trường hợp người lao động cũng nhận được tiền lương ngừng việc mà phụ thuộc vào yếu tố lỗi do phía bên người lao động hay người sử dụng lao động hay lý do khách quan. Căn cứ Điều 99 Bộ luật Lao động 2019 quy định về tiền lương ngừng việc, có các trường hợp sau:
Thứ nhất, nếu người sử dụng lao động yêu cầu người lao động phải ngừng việc thì người sử dụng lao động có nghĩa vụ trả người lao động tiền lương theo đúng hợp đồng lao động.
Thứ hai, nếu lỗi do phía người lao động thì đương nhiên người lao động đó sẽ không được trả lương. Trong trường hợp, do lỗi của người lao động khiến những người lao động khác trong cùng nơi làm việc thì những người lao động còn lại trong nơi làm việc đó sẽ được trả lương theo thỏa thuận của hai bên với điều kiện không được thấp hơn mức lương tối thiểu vùng.
Thứ ba, lỗi do yếu tố khách quan không thuộc về doanh nghiệp và người lao động: Nếu ngừng việc vì sự cố về điện, nước mà không do lỗi của người sử dụng lao động, người lao động hoặc vì các nguyên nhân khách quan khác như thiên tai, hoả hoạn, dịch bệnh nguy hiểm, địch hoạ, di dời địa điểm hoạt động theo yêu cầu của cơ quan nhà nước có thẩm quyền hoặc vì lý do kinh tế, thì tiền lương ngừng việc do hai bên thoả thuận nhưng không được thấp hơn mức lương tối thiểu vùng do Chính phủ quy định.
Như vậy, chỉ trong trường hợp do bên người sử dụng lao động hoặc do lỗi của người lao động khác hoặc do lý do khách quan thì người lao động mới có thể nhận lương ngừng việc.
Thời gian ngừng việc không phải lỗi của người lao động có dùng để tính số ngày nghỉ phép năm không?
Căn cứ theo khoản 9 Điều 65 Nghị định 145/2020/NĐ-CP hướng dẫn Bộ luật Lao động về điều kiện lao động và quan hệ lao động, quy định về thời gian được coi là thời gian làm việc để tính số ngày nghỉ hằng năm của người lao động trong đó có thời gian phải ngừng việc không do lỗi của người lao động cũng được xem là một trong những thời gian làm việc để tính số ngày nghỉ phép năm.