Cơ sở trong nước nào có thẩm quyền cấp chứng chỉ về phụ trợ bảo hiểm?
Cơ sở trong nước nào có thẩm quyền cấp chứng chỉ về phụ trợ bảo hiểm?
Căn cứ theo Điều 16 Thông tư 69/2022/TT-BTC quy định về việc cấp chứng chỉ bảo hiểm, chứng chỉ môi giới bảo hiểm, chứng chỉ về phụ trợ bảo hiểm như sau:
Cấp chứng chỉ bảo hiểm, chứng chỉ môi giới bảo hiểm, chứng chỉ về phụ trợ bảo hiểm
1. Căn cứ Quyết định phê duyệt kết quả thi của Cục Quản lý, giám sát bảo hiểm, cơ sở đào tạo về bảo hiểm trong nước cấp chứng chỉ bảo hiểm, chứng chỉ môi giới bảo hiểm, chứng chỉ về phụ trợ bảo hiểm cho thí sinh thi đỗ đăng ký dự thi qua cơ sở đào tạo.
...
Theo đó, căn cứ theo Quyết định phê duyệt kết quả thi của Cục Quản lý, giám sát bảo hiểm thì cơ sở đào tạo về bảo hiểm trong nước có thẩm quyền cấp chứng chỉ về phụ trợ bảo hiểm cho thí sinh thi đỗ đăng ký dự thi qua cơ sở đào tạo.
Cơ sở trong nước nào có thẩm quyền cấp chứng chỉ về phụ trợ bảo hiểm?
Có những loại chứng chỉ về phụ trợ bảo hiểm nào được cơ sở đào tạo trong nước cấp?
Căn cứ theo Điều 6 Thông tư 69/2022/TT-BTC quy định về chứng chỉ về phụ trợ bảo hiểm như sau:
Chứng chỉ về phụ trợ bảo hiểm
Chứng chỉ về phụ trợ bảo hiểm quy định tại điểm b khoản 1, điểm b khoản 2 Điều 143 Luật Kinh doanh bảo hiểm ngày 16 tháng 6 năm 2022 là một trong các loại chứng chỉ sau:
1. Đối với chứng chỉ về tư vấn do cơ sở đào tạo về bảo hiểm trong nước cấp:
a) Chứng chỉ tư vấn bảo hiểm nhân thọ;
b) Chứng chỉ tư vấn bảo hiểm phi nhân thọ;
c) Chứng chỉ tư vấn bảo hiểm sức khỏe.
2. Đối với chứng chỉ về đánh giá rủi ro bảo hiểm do cơ sở đào tạo về bảo hiểm trong nước cấp:
a) Chứng chỉ đánh giá rủi ro bảo hiểm nhân thọ;
b) Chứng chỉ đánh giá rủi ro bảo hiểm phi nhân thọ;
c) Chứng chỉ đánh giá rủi ro bảo hiểm sức khỏe.
3. Đối với chứng chỉ về giám định tổn thất bảo hiểm do cơ sở đào tạo về bảo hiểm trong nước cấp:
a) Chứng chỉ giám định tổn thất bảo hiểm thân tàu và trách nhiệm dân sự của chủ tàu, bảo hiểm hàng hóa vận chuyển đường biển và đường thủy nội địa (sau đây gọi tắt là chứng chỉ giám định tổn thất bảo hiểm hàng hải);
b) Chứng chỉ giám định tổn thất bảo hiểm hàng không;
c) Chứng chỉ giám định tổn thất bảo hiểm phi nhân thọ (trừ bảo hiểm hàng hải, bảo hiểm hàng không).
4. Đối với chứng chỉ về hỗ trợ giải quyết bồi thường bảo hiểm do cơ sở đào tạo về bảo hiểm trong nước cấp:
a) Chứng chỉ hỗ trợ giải quyết bồi thường bảo hiểm nhân thọ;
b) Chứng chỉ hỗ trợ giải quyết bồi thường bảo hiểm phi nhân thọ;
c) Chứng chỉ hỗ trợ giải quyết bồi thường bảo hiểm sức khỏe.
...
Theo đó, những loại chứng chỉ về phụ trợ bảo hiểm được cơ sở đào tạo trong nước cấp gồm:
- Đối với chứng chỉ về tư vấn do cơ sở đào tạo về bảo hiểm trong nước cấp:
+ Chứng chỉ tư vấn bảo hiểm nhân thọ;
+ Chứng chỉ tư vấn bảo hiểm phi nhân thọ;
+ Chứng chỉ tư vấn bảo hiểm sức khỏe.
- Đối với chứng chỉ về đánh giá rủi ro bảo hiểm do cơ sở đào tạo về bảo hiểm trong nước cấp:
+ Chứng chỉ đánh giá rủi ro bảo hiểm nhân thọ;
+ Chứng chỉ đánh giá rủi ro bảo hiểm phi nhân thọ;
+ Chứng chỉ đánh giá rủi ro bảo hiểm sức khỏe.
- Đối với chứng chỉ về giám định tổn thất bảo hiểm do cơ sở đào tạo về bảo hiểm trong nước cấp:
+ Chứng chỉ giám định tổn thất bảo hiểm hàng hải;
+ Chứng chỉ giám định tổn thất bảo hiểm hàng không;
+ Chứng chỉ giám định tổn thất bảo hiểm phi nhân thọ, trừ bảo hiểm hàng hải, bảo hiểm hàng không.
- Đối với chứng chỉ về hỗ trợ giải quyết bồi thường bảo hiểm do cơ sở đào tạo về bảo hiểm trong nước cấp:
+ Chứng chỉ hỗ trợ giải quyết bồi thường bảo hiểm nhân thọ;
+ Chứng chỉ hỗ trợ giải quyết bồi thường bảo hiểm phi nhân thọ;
+ Chứng chỉ hỗ trợ giải quyết bồi thường bảo hiểm sức khỏe.
Nội dung đào tạo chứng chỉ về phụ trợ bảo hiểm của cơ sở trong nước gồm những gì?
Căn cứ theo Điều 11 Thông tư 69/2022/TT-BTC quy định về nội dung đào tạo chứng chỉ về phụ trợ bảo hiểm như sau:
Nội dung đào tạo chứng chỉ về phụ trợ bảo hiểm
1. Cơ sở đào tạo về bảo hiểm trong nước đào tạo chứng chỉ về phụ trợ bảo hiểm theo các nội dung sau:
a) Pháp luật Việt Nam về kinh doanh bảo hiểm và phụ trợ bảo hiểm;
b) Nguyên lý cơ bản về bảo hiểm;
c) Kiến thức về nghiệp vụ bảo hiểm;
d) Quy trình thực hiện các dịch vụ phụ trợ bảo hiểm.
2. Các nội dung đào tạo quy định tại khoản 1 Điều này tương ứng với loại hình bảo hiểm, nghiệp vụ bảo hiểm của từng loại chứng chỉ về phụ trợ bảo hiểm quy định tại Điều 6 Thông tư này.
Theo đó, cơ sở đào tạo về bảo hiểm trong nước đào tạo chứng chỉ về phụ trợ bảo hiểm theo các nội dung sau:
- Pháp luật Việt Nam về kinh doanh bảo hiểm và phụ trợ bảo hiểm;
- Nguyên lý cơ bản về bảo hiểm;
- Kiến thức về nghiệp vụ bảo hiểm;
- Quy trình thực hiện các dịch vụ phụ trợ bảo hiểm.