Có phải ký hợp đồng với cộng tác viên Kiểm toán nhà nước hay không?
Có phải ký hợp đồng với cộng tác viên Kiểm toán nhà nước hay không?
Tại khoản 1 Điều 9 Quy chế ban hành kèm theo Quyết định 1348/QĐ-KTNN năm 2023 có quy định như sau:
Hợp đồng thực hiện nhiệm vụ
1. Kiểm toán nhà nước (Văn phòng Kiểm toán nhà nước, Kiểm toán nhà nước khu vực) và cộng tác viên ký hợp đồng thực hiện nhiệm vụ trên cơ sở quy định của pháp luật hiện hành.
2. Hợp đồng gồm các nội dung chủ yếu sau:
a) Tên, địa chỉ của các bên; tài khoản ngân hàng giao dịch, mã số thuế (nếu có);
b) Nội dung, phạm vi công việc thực hiện;
c) Quy định về chuyên môn phải thực hiện;
d) Quyền và nghĩa vụ của các bên;
đ) Kết quả thực hiện hợp đồng (Báo cáo kết quả thực hiện công việc tư vấn, số liệu, các tài liệu ghi chép của cộng tác viên kiểm toán...);
e) Giá hợp đồng và phương thức nghiệm thu, thanh toán, thanh lý hợp đồng;
g) Cam kết thực hiện và thời hạn hoàn thành; thủ tục giải quyết tranh chấp hợp đồng;
h) Hiệu lực và thời hạn hợp đồng;
i) Các điều khoản khác (nếu có).
Theo đó, Kiểm toán nhà nước và cộng tác viên Kiểm toán nhà nước phải ký hợp đồng thực hiện nhiệm vụ trên cơ sở quy định của pháp luật hiện hành.
Có phải ký hợp đồng với cộng tác viên Kiểm toán nhà nước hay không? (Hình từ Internet)
Cộng tác viên Kiểm toán nhà nước là cá nhân phải đáp ứng điều kiện gì?
Tại điểm b khoản 1 Điều 7 Quy chế ban hành kèm theo Quyết định 1348/QĐ-KTNN năm 2023 có quy định như sau:
Tiêu chuẩn và điều kiện cộng tác viên
1. Đối với cộng tác viên là cá nhân
a) Tiêu chuẩn
- Có trình độ, kỹ năng chuyên môn phù hợp với chuyên ngành và công việc mà Kiểm toán nhà nước yêu cầu;
- Có phẩm chất đạo đức tốt, có ý thức trách nhiệm, trung thực, khách quan;
- Có kinh nghiệm làm việc, nghiên cứu, quản lý tối thiểu 5 năm liên tục trong lĩnh vực chuyên môn liên quan đến yêu cầu của Kiểm toán nhà nước;
- Có bằng cấp, chứng chỉ hoặc giấy phép hành nghề (được cấp của cơ quan chức năng có thẩm quyền) liên quan đến yêu cầu, nội dung công việc mà Kiểm toán nhà nước yêu cầu theo quy định của pháp luật.
b) Điều kiện
- Phải có đủ các tiêu chuẩn quy định tại Điểm a Khoản 1 điều này;
- Trong 3 năm trước liền kề và tại thời điểm ký hợp đồng không có sai phạm, vi phạm pháp luật bị cơ quan nhà nước, hội nghề nghiệp xử lý; không thuộc diện liên quan đến các vụ việc đang bị điều tra, khiếu nại, tố cáo liên quan đến lĩnh vực chuyên môn theo yêu cầu của Kiểm toán nhà nước;
- Cộng tác viên tham gia kiểm toán không thuộc các trường hợp theo Điều 28 của Luật Kiểm toán nhà nước và không tham gia làm việc, tư vấn cho đơn vị được kiểm toán hoặc các tình huống khác làm ảnh hưởng đến tính độc lập, khách quan trong thực hiện nhiệm vụ (do thành kiến, mâu thuẫn lợi ích, hoặc những nhân tố khác có ảnh hưởng đến những xét đoán nghề nghiệp).
- Trường hợp cộng tác viên là cá nhân ngoài nước phải đáp ứng các điều kiện, tiêu chuẩn hoạt động theo quy định của pháp luật Việt Nam.
- Cộng tác viên không vi phạm các hợp đồng đã ký trước đây với Kiểm toán nhà nước.
Theo đó, cộng tác viên Kiểm toán nhà nước là cá nhân phải đáp ứng 05 điều kiện sau:
- Phải có đủ các tiêu chuẩn quy định tại điểm a khoản 1 Điều 7 Quy chế ban hành kèm theo Quyết định 1348/QĐ-KTNN năm 2023.
- Trong 3 năm trước liền kề và tại thời điểm ký hợp đồng không có sai phạm, vi phạm pháp luật bị cơ quan nhà nước, hội nghề nghiệp xử lý; không thuộc diện liên quan đến các vụ việc đang bị điều tra, khiếu nại, tố cáo liên quan đến lĩnh vực chuyên môn theo yêu cầu của Kiểm toán nhà nước;
- Cộng tác viên tham gia kiểm toán không thuộc các trường hợp theo Điều 28 Luật Kiểm toán nhà nước 2015 và không tham gia làm việc, tư vấn cho đơn vị được kiểm toán hoặc các tình huống khác làm ảnh hưởng đến tính độc lập, khách quan trong thực hiện nhiệm vụ (do thành kiến, mâu thuẫn lợi ích, hoặc những nhân tố khác có ảnh hưởng đến những xét đoán nghề nghiệp).
- Trường hợp cộng tác viên là cá nhân ngoài nước phải đáp ứng các điều kiện, tiêu chuẩn hoạt động theo quy định của pháp luật Việt Nam.
- Cộng tác viên không vi phạm các hợp đồng đã ký trước đây với Kiểm toán nhà nước.
Công tác viên Kiểm toán nhà nước phải chịu trách nhiệm về những vấn đề gì?
Tại khoản 5 Điều 4 Quy chế ban hành kèm theo Quyết định 1348/QĐ-KTNN năm 2023 có quy định như sau:
Nguyên tắc thực hiện
...
5. Cộng tác viên chịu trách nhiệm trước Kiểm toán nhà nước và pháp luật về tính đầy đủ, khách quan, trung thực, hợp pháp của số liệu, tài liệu, kết quả và kết luận đối với nội dung, công việc được thực hiện theo hợp đồng đã cung cấp cho Kiểm toán nhà nước. Kiểm toán nhà nước quyết định việc sử dụng số liệu, tài liệu kết quả và kết luận của cộng tác viên theo quy định của Luật Kiểm toán nhà nước và Chuẩn mực Kiểm toán nhà nước.
Theo đó, cộng tác viên Kiểm toán nhà nước chịu trách nhiệm trước Kiểm toán nhà nước và pháp luật về tính đầy đủ, khách quan, trung thực, hợp pháp của số liệu, tài liệu, kết quả và kết luận đối với nội dung, công việc được thực hiện theo hợp đồng đã cung cấp cho Kiểm toán nhà nước.
Kiểm toán nhà nước quyết định việc sử dụng số liệu, tài liệu kết quả và kết luận của cộng tác viên theo quy định của Luật Kiểm toán nhà nước và Chuẩn mực Kiểm toán nhà nước.