Có được chấm dứt hợp đồng với NLĐ khi hết thời gian tạm hoãn thực hiện hợp đồng hay không?

Có được chấm dứt hợp đồng với NLĐ khi hết thời gian tạm hoãn thực hiện hợp đồng hay không?

Có được chấm dứt hợp đồng với NLĐ khi hết thời gian tạm hoãn thực hiện hợp đồng hay không?

Tại Điều 31 Bộ luật Lao động 2019 có quy định như sau:

Nhận lại người lao động hết thời hạn tạm hoãn thực hiện hợp đồng lao động
Trong thời hạn 15 ngày kể từ ngày hết thời hạn tạm hoãn thực hiện hợp đồng lao động, người lao động phải có mặt tại nơi làm việc và người sử dụng lao động phải nhận người lao động trở lại làm công việc theo hợp đồng lao động đã giao kết nếu hợp đồng lao động còn thời hạn, trừ trường hợp hai bên có thỏa thuận hoặc pháp luật có quy định khác.

Theo đó, trong thời gian 15 ngày kể từ ngày hết hạn tạm hoãn thực hiện hợp đồng lao động, người lao động phải có mặt tại nơi làm việc và người sử dụng lao động phải nhận người lao động trở lại làm công việc theo hợp đồng lao động đã giao kết nếu hợp đồng còn thời hạn.

Trường hợp người lao động không thể có mặt tại nơi làm việc đúng thời hạn thì phải thỏa thuận với người sử dụng lao động về thời điểm có mặt.

Ngoài ra, trong trường hợp người sử dụng lao động không bố trí được đúng công việc cho người lao động sau khi hết thời gian tạm hoãn hợp đồng thì thỏa thuận công việc mới và sửa đổi, bổ sung hợp đồng đã giao kết hoặc giao kết hợp đồng lao động mới.

Nói cách khác, khi hết thời gian tạm hoãn thực hiện hợp đồng lao động mà hợp đồng vẫn còn thời hạn, doanh nghiệp không được đơn phương chấm dứt hợp đồng với người lao động, trừ trường hợp hai bên có sự thỏa thuận khác.

Có được chấm dứt hợp đồng với NLĐ khi hết thời gian tạm hoãn thực hiện hợp đồng hay không?

Có được chấm dứt hợp đồng với NLĐ khi hết thời gian tạm hoãn thực hiện hợp đồng hay không? (Hình từ Internet)

Công ty có nghĩa vụ gì khi đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động trái pháp luật?

Theo quy định tại Điều 41 Bộ luật Lao động 2019, công ty khi đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động trái pháp luật phải nhận người lao động trở lại làm việc và bồi thường các khoản tiền tương ứng với thiệt hại phát sinh.

- Trường hợp người lao động đồng ý tiếp tục công việc, công ty phải trả tiền lương, tiền bảo hiểm xã hội và tiền bảo hiểm y tế trong những ngày người lao động không được làm việc (sau đây gọi tắt là tiền lương và tiền bảo hiểm) cùng với ít nhất 2 tháng tiền lương theo hợp đồng lao động.

Nếu công việc hoặc vị trí được giao kết trong hợp đồng lao động đã không còn, công ty sẽ phải bồi thường tiền lương và tiền bảo hiểm cho người lao động. Đồng thời, công ty phải thương lượng với người lao động để sửa đổi, bổ sung hợp đồng lao động.

- Trường hợp người lao động không đồng ý tiếp tục công việc, ngoài khoản tiền công ty phải bồi thường là tiền lương, tiền bảo hiểm và trả trợ cấp thôi việc cho người lao động thì còn phải trả trợ cấp thôi việc cho người lao động theo đúng quy định.

- Trường hợp công ty không muốn nhận lại người lao động và được sự đồng ý của người lao động thì sẽ bồi thường số tiền tương tự như trường hợp người lao động không đồng ý tiếp tục công việc nêu trên.

Đồng thời, công ty phải bồi thường thêm một khoản tiền do hai bên thỏa thuận nhưng ít nhất bằng 2 tháng tiền lương theo hợp đồng lao động để chấm dứt hợp đồng lao động bị vi phạm.

- Trường hợp công ty vi phạm thời hạn báo trước việc đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động thì phải bồi thường cho người lao động khoản tiền lương tương ứng với những ngày không được báo trước.

Thời gian tạm hoãn thực hiện hợp đồng lao động có được tính để xét trợ cấp thôi việc không?

Tại khoản 3 Điều 8 Nghị định 145/2020/NĐ-CP có quy định:

Trợ cấp thôi việc, trợ cấp mất việc làm
...
3. Thời gian làm việc để tính trợ cấp thôi việc, trợ cấp mất việc làm là tổng thời gian người lao động đã làm việc thực tế cho người sử dụng lao động trừ đi thời gian người lao động đã tham gia bảo hiểm thất nghiệp theo quy định của pháp luật về bảo hiểm thất nghiệp và thời gian làm việc đã được người sử dụng lao động chi trả trợ cấp thôi việc, trợ cấp mất việc làm, trong đó:
a) Tổng thời gian người lao động đã làm việc thực tế cho người sử dụng lao động bao gồm: thời gian người lao động đã trực tiếp làm việc; thời gian thử việc; thời gian được người sử dụng lao động cử đi học; thời gian nghỉ hưởng chế độ ốm đau, thai sản theo quy định của pháp luật về bảo hiểm xã hội; thời gian nghỉ việc để điều trị, phục hồi chức năng lao động khi bị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp mà được người sử dụng lao động trả lương theo quy định của pháp luật về an toàn, vệ sinh lao động; thời gian nghỉ việc để thực hiện nghĩa vụ công dân theo quy định của pháp luật mà được người sử dụng lao động trả lương; thời gian ngừng việc không do lỗi của người lao động; thời gian nghỉ hằng tuần theo Điều 111, nghỉ việc hưởng nguyên lương theo Điều 112, Điều 113, Điều 114, khoản 1 Điều 115; thời gian thực hiện nhiệm vụ của tổ chức đại diện người lao động theo quy định tại khoản 2, khoản 3 Điều 176 và thời gian bị tạm đình chỉ công việc theo Điều 128 của Bộ luật Lao động.
...

Theo đó, thời gian tạm hoãn hợp đồng lao động sẽ không phải là thời gian được tính vào tổng thời gian làm việc thực tế của người lao động tại công ty để xét hưởng trợ cấp thôi việc.

MỚI NHẤT
0 lượt xem
Bài viết mới nhất
TÌM KIẾM LIÊN QUAN

TÌM KIẾM VĂN BẢN

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào