Chương trình IM Japan là gì? Để tham gia chương trình người lao động có phải nộp tiền phí gì không?

Cho tôi hỏi chương trình IM Japan là gì? Để tham gia chương trình người lao động có phải nộp tiền phí gì không? Câu hỏi của chị X.M (Hà Tĩnh).

Chương trình IM Japan là gì?

Chương trình IM Japan là chương trình đưa thực tập sinh Việt Nam đi thực tập kỹ thuật tại Nhật Bản được thực hiện từ năm 2006 theo Thỏa thuận giữa Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội và Tổ chức Phát triển nhân lực quốc tế Nhật Bản (IM Japan). Trung tâm Lao động ngoài nước là cơ quan duy nhất được Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội giao thực hiện Chương trình.

Người lao động trúng tuyển sẽ tham gia các khóa đào tạo tại Cơ sở đào tạo của Trung tâm Lao động ngoài nước trong thời gian từ 4 đến 8 tháng phụ thuộc vào yêu cầu cụ thể của các công ty tiếp nhận. Nếu trúng tuyển, người lao động sẽ phải tuân thủ và thực hiện nghiêm túc quy chế đào tạo trước phái cử đã được thống nhất giữa Trung tâm Lao động ngoài nước và IM Japan.

Người lao động đi thực tập kỹ thuật tại Nhật Bản gọi là thực tập sinh, được tu nghiệp và thực tập kỹ thuật tại Nhật Bản trong thời gian 03 năm; được hưởng mức lương cơ bản theo hợp đồng trong khoảng từ 125,000 Yên đến 150,000 Yên/tháng; sau khi hoàn thành chương trình thực tập, về nước đúng thời hạn sẽ được Tổ chức IM Japan hỗ trợ 600.000 yên/người (tương đương khoảng 120.000.000 triệu đồng tiền Việt Nam) để khởi nghiệp. Sau 3 năm, các thực tập sinh có thể tích lũy mang về Việt Nam số tiền khoảng 500 triệu ~ 600 triệu đồng.

Ngoài ra, tại hội thảo "Nhìn lại chặng đường hợp tác trong lao động, việc làm và an sinh xã hội 50 năm quan hệ ngoại giao Việt Nam - Nhật Bản" do Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội phối hợp cùng Bộ Y tế và Phúc lợi xã hội Nhật Bản, Đại sứ quán Nhật Bản.

Đã đề cập thông tin trong số 15 nước phái cử thực tập sinh sang Nhật, Việt Nam là nước đứng đầu cả về số lượng thực tập sinh nhập cảnh hàng năm và số lượng thực tập sinh đang thực tập tại nước này. Hiện tại có hơn 200.000 thực tập sinh Việt Nam đang thực tập tại Nhật Bản (chiếm hơn 50% tổng số thực tập sinh nước ngoài tại Nhật Bản).

Chương trình IM Japan là gì? Để tham gia chương trình người lao động có phải nộp tiền phí gì không?

Chương tình IM Japan là gì? Để tham gia chương trình người lao động có phải nộp tiền phí gì không?

Để tham gia chương trình IM Japan người lao động có phải nộp tiền phí gì không?

- Người lao động nếu trúng tuyển được tham gia Chương trình IM Japan chỉ phải nộp các khoản chi phí sau đây:

+ Chi phí làm Hộ chiếu, visa và khám sức khỏe

+ Học phí khóa đào tạo dự bị trong 3 tháng đầu;

+ Chi phí ăn, ở trong thời gian tham dự các khóa đào tạo tại Việt Nam.

+ Chi phí ôn tập trong 01 tháng trước xuất cảnh

Ngoài các khoản chi phí nêu trên, người lao động khi tham gia Chương trình này không phải nộp bất kỳ khoản chi phí nào khác.

- Người lao động được miễn các khoản chi phí (do Tổ chức IM Japan đài thọ) gồm:

+ Chi phí vé máy bay;

+ Học phí khóa đào tạo chính thức trong thời gian 04 tháng;

+ Chi phí đào tạo tay nghề.

Xem thông tin chi tiết Giới thiệu về chương trình IM Japan tại: http://colab.gov.vn/tin-tuc/1309/Gioi-thieu-ve-chuong-trinh-IM-Japan.aspx

Người lao động thuộc hộ nghèo tại các huyện nghèo đi xuất khẩu lao động được hỗ trợ gì?

Căn cứ Điều 10 Nghị định 61/2015/NĐ-CP quy định về chính sách hỗ trơ người lao động đi xuất khẩu lao động, cụ thể như sau:

Chính sách hỗ trợ người lao động đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng
Người lao động là người dân tộc thiểu số; người thuộc hộ nghèo, hộ cận nghèo hoặc hộ bị thu hồi đất nông nghiệp; thân nhân của người có công với cách mạng có nhu cầu đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng được hỗ trợ:
1. Hỗ trợ đào tạo nghề, ngoại ngữ, bồi dưỡng kiến thức cần thiết gồm:
a) Học phí đào tạo nghề, ngoại ngữ, bồi dưỡng kiến thức cần thiết;
b) Tiền ăn trong thời gian thực tế học;
c) Chi phí đi lại (01 lượt đi và về) từ nơi cư trú đến địa điểm đào tạo từ 15 km trở lên hoặc từ 10 km trở lên đối với người lao động cư trú hợp pháp tại vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn.
Riêng người lao động thuộc các huyện nghèo được hỗ trợ thêm tiền ở và đồ dùng cá nhân thiết yếu.
2. Hỗ trợ chi phí làm thủ tục hộ chiếu, thị thực, khám sức khoẻ, lý lịch tư pháp trước khi đi làm việc ở nước ngoài theo quy định của pháp luật.
3. Hỗ trợ giải quyết rủi ro trong thời gian làm việc ở nước ngoài theo quy định của pháp luật.
4. Hỗ trợ chi phí đào tạo, nâng cao trình độ tay nghề trong trường hợp nước tiếp nhận yêu cầu.
5. Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội chủ trì, phối hợp với các cơ quan liên quan hướng dẫn quy trình, thủ tục và mức hỗ trợ cụ thể đối với từng đối tượng.

Theo đó, người lao động thuộc hộ nghèo có nhu cầu đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng được hỗ trợ:

- Hỗ trợ đào tạo nghề, ngoại ngữ, bồi dưỡng kiến thức cần thiết gồm:

+ Học phí đào tạo nghề, ngoại ngữ, bồi dưỡng kiến thức cần thiết;

+ Tiền ăn trong thời gian thực tế học;

+ Chi phí đi lại (01 lượt đi và về) từ nơi cư trú đến địa điểm đào tạo từ 15 km trở lên hoặc từ 10 km trở lên đối với người lao động cư trú hợp pháp tại vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn.

+ Tiền ở và đồ dùng cá nhân thiết yếu.

- Hỗ trợ chi phí làm thủ tục hộ chiếu, thị thực, khám sức khoẻ, lý lịch tư pháp trước khi đi làm việc ở nước ngoài theo quy định của pháp luật.

- Hỗ trợ giải quyết rủi ro trong thời gian làm việc ở nước ngoài theo quy định của pháp luật.

- Hỗ trợ chi phí đào tạo, nâng cao trình độ tay nghề trong trường hợp nước tiếp nhận yêu cầu.

MỚI NHẤT
0 lượt xem
Bài viết mới nhất
TÌM KIẾM LIÊN QUAN

TÌM KIẾM VĂN BẢN

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào