Chỉ tiêu phấn đấu trong nhiệm kỳ 2023-2028, có ít nhất bao nhiêu phần trăm (%) doanh nghiệp, đơn vị có tổ chức công đoàn được công đoàn thương lượng, ký kết thỏa ước lao động tập thể?

Cho tôi hỏi chỉ tiêu phấn đấu trong nhiệm kỳ 2023-2028, có ít nhất bao nhiêu phần trăm (%) doanh nghiệp, đơn vị có tổ chức công đoàn được công đoàn thương lượng, ký kết thỏa ước lao động tập thể? Câu hỏi của anh N.T (Bình Định)

Chỉ tiêu phấn đấu trong nhiệm kỳ 2023-2028, có ít nhất bao nhiêu phần trăm (%) doanh nghiệp, đơn vị có tổ chức công đoàn được công đoàn thương lượng, ký kết thỏa ước lao động tập thể?

Căn cứ theo tiết 2.2 tiểu mục 2 Mục 1 Nghị quyết Đại hội Công đoàn Việt Nam lần thứ 13 về mục tiêu, chỉ tiêu phấn đấu, khâu đột phá, các chương trình, nghị quyết chuyên đề thực hiện Nghị quyết Đại hội XIII Công đoàn Việt Nam đã nêu rõ về các chỉ tiêu hàng đầu theo đó chỉ tiêu đến hết nhiệm kỳ gồm:

- Cả nước có 15 triệu đoàn viên công đoàn, thành lập tổ chức cơ sở ở 100% doanh nghiệp có từ 25 lao động trở lên.

- Ít nhất 83% doanh nghiệp, đơn vị có tổ chức công đoàn đủ điều kiện theo quy định của pháp luật được công đoàn thương lượng, ký kết được thỏa ước lao động tập thể theo quy định của pháp luật.

- Phấn đấu 90% trở lên số vụ việc về lao động khởi kiện tại tòa án được công đoàn hỗ trợ, tham gia tố tụng bảo vệ khi đoàn viên có yêu cầu.

Như vậy, Đại hội XIII Công đoàn Việt Nam quyết nghị: Chỉ tiêu phấn đấu trong nhiệm kỳ 2023-2028, có ít nhất 83% doanh nghiệp, đơn vị có tổ chức công đoàn đủ điều kiện theo quy định của pháp luật được công đoàn thương lượng, ký kết thỏa ước lao động tập thể theo quy định của pháp luật

Xem chi tiết Nghị quyết Đại hội Công đoàn Việt Nam lần thứ 13: TẢI VỀ

Chỉ tiêu phấn đấu trong nhiệm kỳ 2023-2028, có ít nhất bao nhiêu phần trăm (%) doanh nghiệp, đơn vị có tổ chức công đoàn được công đoàn thương lượng, ký kết thỏa ước lao động tập thể?

Chỉ tiêu phấn đấu trong nhiệm kỳ 2023-2028, có ít nhất bao nhiêu phần trăm (%) doanh nghiệp, đơn vị có tổ chức công đoàn được công đoàn thương lượng, ký kết thỏa ước lao động tập thể?

Đoàn viên công đoàn có những trách nhiệm gì?

Căn cứ theo Điều 19 Luật Công đoàn 2012 quy định về trách nhiệm của đoàn viên công đoàn như sau:

Trách nhiệm của đoàn viên công đoàn
1. Chấp hành và thực hiện Điều lệ Công đoàn Việt Nam, nghị quyết của Công đoàn; tham gia các hoạt động công đoàn, xây dựng tổ chức công đoàn vững mạnh.
2. Học tập nâng cao trình độ chính trị, văn hoá, chuyên môn, kỹ năng nghề nghiệp; rèn luyện phẩm chất giai cấp công nhân; sống và làm việc theo Hiến pháp và pháp luật.
3. Đoàn kết, giúp đỡ đồng nghiệp nâng cao trình độ, kỹ năng nghề nghiệp, lao động có hiệu quả và bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp, chính đáng của người lao động và tổ chức công đoàn.

Theo đó, đoàn viên công đoàn có những trách nhiệm sau:

- Chấp hành và thực hiện Điều lệ Công đoàn Việt Nam, nghị quyết của Công đoàn; tham gia các hoạt động công đoàn, xây dựng tổ chức công đoàn vững mạnh.

- Học tập nâng cao trình độ chính trị, văn hoá, chuyên môn, kỹ năng nghề nghiệp; rèn luyện phẩm chất giai cấp công nhân; sống và làm việc theo Hiến pháp và pháp luật.

- Đoàn kết, giúp đỡ đồng nghiệp nâng cao trình độ, kỹ năng nghề nghiệp, lao động có hiệu quả và bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp, chính đáng của người lao động và tổ chức công đoàn.

Tổ chức Công đoàn Việt Nam được tổ chức và hoạt động theo những nguyên tắc nào?

Tại Điều 6 Điều lệ Công đoàn Việt Nam ban hành kèm theo Quyết định 174/QĐ-TLĐ năm 2020 có quy định như sau:

Nguyên tắc tổ chức và hoạt động
1. Công đoàn Việt Nam tổ chức và hoạt động theo nguyên tắc tập trung dân chủ; cơ quan lãnh đạo công đoàn các cấp do bầu cử lập ra, thực hiện tập thể lãnh đạo, cá nhân phụ trách, thiểu số phục tùng đa số, cấp dưới phục tùng cấp trên, cá nhân phục tùng tổ chức.
2. Cơ quan lãnh đạo cao nhất của Công đoàn Việt Nam là Đại hội đại biểu toàn quốc. Cơ quan lãnh đạo cao nhất của mỗi cấp công đoàn là đại hội công đoàn cấp đó. Cơ quan lãnh đạo của công đoàn mỗi cấp giữa hai kỳ đại hội là ban chấp hành.
3. Nghị quyết của công đoàn các cấp được thông qua theo đa số và phải được thi hành nghiêm chỉnh.

Theo đó, tổ chức Công đoàn Việt Nam được tổ chức và hoạt động theo những nguyên tắc sau:

- Công đoàn Việt Nam tổ chức và hoạt động theo nguyên tắc tập trung dân chủ; cơ quan lãnh đạo công đoàn các cấp do bầu cử lập ra, thực hiện tập thể lãnh đạo, cá nhân phụ trách, thiểu số phục tùng đa số, cấp dưới phục tùng cấp trên, cá nhân phục tùng tổ chức.

- Cơ quan lãnh đạo cao nhất của Công đoàn Việt Nam là Đại hội đại biểu toàn quốc. Cơ quan lãnh đạo cao nhất của mỗi cấp công đoàn là đại hội công đoàn cấp đó. Cơ quan lãnh đạo của công đoàn mỗi cấp giữa hai kỳ đại hội là ban chấp hành.

- Nghị quyết của công đoàn các cấp được thông qua theo đa số và phải được thi hành nghiêm chỉnh.

MỚI NHẤT
0 lượt xem
Bài viết mới nhất
TÌM KIẾM LIÊN QUAN

TÌM KIẾM VĂN BẢN

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào