Chi tiết bảng lương công chức ngành kiểm sát theo mức lương cơ sở 2.34 từ 1/7/2024 như thế nào?
Hiện nay, hệ thống Viện kiểm sát nhân dân như thế nào?
Căn cứ theo Điều 40 Luật Tổ chức Viện kiểm sát nhân dân 2014 quy định như sau:
Hệ thống Viện kiểm sát nhân dân
1. Viện kiểm sát nhân dân tối cao.
2. Viện kiểm sát nhân dân cấp cao.
3. Viện kiểm sát nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương (sau đây gọi là Viện kiểm sát nhân dân cấp tỉnh).
4. Viện kiểm sát nhân dân huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh và tương đương (sau đây gọi là Viện kiểm sát nhân dân cấp huyện).
5. Viện kiểm sát quân sự các cấp.
Theo đó, hiện nay hệ thống Viện kiểm sát nhân dân như sau:
- Viện kiểm sát nhân dân tối cao.
- Viện kiểm sát nhân dân cấp cao.
- Viện kiểm sát nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương (sau đây gọi là Viện kiểm sát nhân dân cấp tỉnh).
- Viện kiểm sát nhân dân huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh và tương đương (sau đây gọi là Viện kiểm sát nhân dân cấp huyện).
- Viện kiểm sát quân sự các cấp.
Xem thêm:
>> Thay thế lương cơ sở 2.34, mức lương trong hệ thống bảng lương của CBCCVC và LLVT thay đổi
>> Đã có thời gian chính thức cải cách tiền lương cho cán bộ công chức viên chức và lực lượng vũ trang
Chi tiết bảng lương mới của công chức ngành kiểm sát theo mức lương cơ sở 2.34 từ 1/7/2024 như thế nào? (Hình từ Internet)
Chi tiết bảng lương mới của công chức ngành kiểm sát theo mức lương cơ sở 2.34 từ 1/7/2024 như thế nào?
Căn cứ theo Điều 3 Nghị định 73/2024/NĐ-CP quy định như sau:
Mức lương cơ sở
1. Mức lương cơ sở dùng làm căn cứ:
a) Tính mức lương trong các bảng lương, mức phụ cấp và thực hiện các chế độ khác theo quy định của pháp luật đối với các đối tượng quy định tại Điều 2 Nghị định này;
b) Tính mức hoạt động phí, sinh hoạt phí theo quy định của pháp luật;
c) Tính các khoản trích và các chế độ được hưởng theo mức lương cơ sở.
2. Từ ngày 01 tháng 7 năm 2024, mức lương cơ sở là 2.340.000 đồng/tháng.
3. Đối với các cơ quan, đơn vị đang được áp dụng các cơ chế tài chính, thu nhập đặc thù ở trung ương: Thực hiện bảo lưu phần chênh lệch giữa tiền lương và thu nhập tăng thêm tháng 6 năm 2024 của cán bộ, công chức, viên chức với tiền lương từ ngày 01 tháng 7 năm 2024 sau khi sửa đổi hoặc bãi bỏ cơ chế tài chính và thu nhập đặc thù. Trong thời gian chưa sửa đổi hoặc bãi bỏ các cơ chế này thì thực hiện mức tiền lương và thu nhập tăng thêm hằng tháng tính theo mức lương cơ sở 2.340.000 đồng/tháng theo cơ chế đặc thù từ ngày 01 tháng 7 năm 2024 bảo đảm không vượt quá mức tiền lương và thu nhập tăng thêm được hưởng tháng 6 năm 2024 (không bao gồm phần tiền lương và thu nhập tăng thêm do điều chỉnh hệ số tiền lương ngạch, bậc khi nâng ngạch, nâng bậc). Trường hợp tính theo nguyên tắc trên, nếu mức tiền lương và thu nhập tăng thêm từ ngày 01 tháng 7 năm 2024 theo cơ chế đặc thù thấp hơn mức tiền lương theo quy định chung thì thực hiện chế độ tiền lương theo quy định chung.
4. Chính phủ điều chỉnh mức lương cơ sở sau khi báo cáo Quốc hội xem xét, quyết định phù hợp khả năng ngân sách nhà nước, chỉ số giá tiêu dùng và tốc độ tăng trưởng kinh tế của đất nước.
Theo đó, mức lương cơ sở từ 1/7/2024 là 2.340.000 đồng/tháng.
Tiền lương của công chức ngành kiểm sát được xác định căn cứ vào Điều 3 Thông 07/2024/TT-BNV như sau:
Mức lương = Lương cơ sở x Hệ số lương.
Hiện nay, hệ số lương của công chức ngành kiểm sát được áp dụng theo Bảng lương chuyên môn, nghiệp vụ ngành kiểm sát ban hành kèm theo Nghị quyết 730/2004/NQ-UBTVQH11 quy định như sau:
- Loại A3 gồm: (có hệ số lương từ 6.2 đến 8.0).
- Loại A2 gồm: Kiểm sát viên Viện KSND cấp tỉnh, Kiểm tra viên chính, Điều tra viên trung cấp (có hệ số lương từ 4.4 đến 6.78).
- Loại A1 gồm: Kiểm sát viên Viện KSND cấp huyện, Kiểm tra viên, Điều tra viên sơ cấp (có hệ số lương từ 2.34 đến 4.98).
Lưu ý:
- Cấp tỉnh gồm: thành phố Hà Nội, thành phố Hồ Chí Minh, đô thị loại 1 và các tỉnh thành phố trực thuộc Trung ương còn lại.
- Cấp huyện gồm: thành phố thuộc tỉnh là đô thị loại 2, loại 3, quận thuộc thành phố Hà Nội, quận thuộc thành phố Hồ Chí Minh và các quận, huyện, thị xã còn lại.
Căn cứ vào mức lương cơ sở 2.34 triệu đồng và hệ số lương, bảng lương của công chức ngành kiểm sát từ ngày 1/7/2024 như sau:
>>> Chi tiết bảng lương CBCCVC và LLVT đầy đủ nhất: Tại đây.
Công chức ngành kiểm sát có trách nhiệm gì?
Căn cứ theo Điều 59 Luật Tổ chức Viện kiểm sát nhân dân 2014 quy định như sau:
Trách nhiệm của cán bộ, công chức, viên chức và người lao động khác của Viện kiểm sát nhân dân
1. Thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn và chịu trách nhiệm trước pháp luật về việc thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn của mình.
2. Bồi thường, bồi hoàn thiệt hại gây ra khi thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn theo quy định của pháp luật.
3. Giữ bí mật nhà nước và bí mật công tác.
4. Tôn trọng và chịu sự giám sát của nhân dân.
5. Nghiêm chỉnh chấp hành Hiến pháp, pháp luật, quy định của Viện kiểm sát nhân dân; tham gia phổ biến, giáo dục pháp luật.
6. Thường xuyên học tập, nghiên cứu, nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ.
Theo đó, công chức ngành kiểm sát có trách nhiệm sau:
- Thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn và chịu trách nhiệm trước pháp luật về việc thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn của mình.
- Bồi thường, bồi hoàn thiệt hại gây ra khi thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn theo quy định của pháp luật.
- Giữ bí mật nhà nước và bí mật công tác.
- Tôn trọng và chịu sự giám sát của nhân dân.
- Nghiêm chỉnh chấp hành Hiến pháp, pháp luật, quy định của Viện kiểm sát nhân dân; tham gia phổ biến, giáo dục pháp luật.
- Thường xuyên học tập, nghiên cứu, nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ.