Chi phí khám sức khỏe xin việc hiện nay là bao nhiêu?

Chi phí khám sức khỏe xin việc hiện nay là bao nhiêu? Bảo hiểm y tế có chi trả chi phí khám sức khỏe xin việc hay không? Câu hỏi của chị T.L (Vĩnh Long).

Chi phí khám sức khỏe xin việc hiện nay là bao nhiêu?

Tại Điều 3 Thông tư 14/2013/TT-BYT có quy định về chi phí khám sức khỏe như sau:

Chi phí khám sức khỏe
1. Tổ chức, cá nhân đề nghị KSK phải trả chi phí KSK cho cơ sở KSK theo mức giá dịch vụ KBCB đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt hoặc theo thỏa thuận giữa hai đơn vị, trừ các trường hợp được miễn hoặc giảm theo quy định của pháp luật.
2. Trường hợp người được KSK có yêu cầu cấp từ hai Giấy KSK trở lên thì phải nộp thêm phí cấp Giấy KSK theo quy định của pháp luật.
3. Việc thu, nộp, quản lý và sử dụng nguồn kinh phí từ hoạt động KSK được thực hiện theo quy định của pháp luật.

Bên cạnh đó, tại Phụ lục ban hành kèm theo Thông tư 21/2023/TT-BYT quy định về khung giá dịch vụ khám chữa bệnh không thuộc phạm vi thanh toán của quỹ bảo hiểm y tế trong các cơ sở khám, chữa bệnh của nhà nước như sau:

Bảng giá khám chữa bệnh

Như vậy, theo quy định trên thì chi phí khám sức khỏe xin việc ở mức tương đối rẻ, tối đa hiện nay chỉ ở mức 184.000 đồng đối với các cơ sở khám, chữa bệnh của nhà nước.

Tuy nhiên, nếu khám ở bệnh viện hoặc phòng khám sức khỏe xin việc tư nhân thì giá khám bệnh sẽ có sự chênh lệch so với bệnh viện công. Sự chênh lệch sẽ tùy thuộc vào chính sách của đơn vị cụ thể nên khó có thể đưa ra con số cụ thể nào cho vấn đề này.

Chi phí khám sức khỏe xin việc

Chi phí khám sức khỏe xin việc hiện nay là bao nhiêu? (Hình từ Internet)

Bảo hiểm y tế có chi trả chi phí khám sức khỏe xin việc hay không?

Tại khoản 3 Điều 23 Luật Bảo hiểm y tế 2008 có quy định như sau:

Các trường hợp không được hưởng bảo hiểm y tế
1. Chi phí trong trường hợp quy định tại khoản 1 Điều 21 đã được ngân sách nhà nước chi trả.
2. Điều dưỡng, an dưỡng tại cơ sở điều dưỡng, an dưỡng.
3. Khám sức khỏe.
4. Xét nghiệm, chẩn đoán thai không nhằm mục đích điều trị.
5. Sử dụng kỹ thuật hỗ trợ sinh sản, dịch vụ kế hoạch hóa gia đình, nạo hút thai, phá thai, trừ trường hợp phải đình chỉ thai nghén do nguyên nhân bệnh lý của thai nhi hay của sản phụ.
6. Sử dụng dịch vụ thẩm mỹ.
...

Như vậy, việc người lao động khám sức khỏe đi xin việc sẽ không thuộc trường hợp được hưởng bảo hiểm y tế.

Mua bán giấy khám sức khỏe sẽ bị xử lý thế nào?

Mua bán giấy khám sức khỏe là hành vi bị cấm bởi pháp luật. Tùy theo mức độ của hành vi mà có thể bị xử lý vi phạm hành chính hoặc truy cứu trách nhiệm hình sự. Cụ thể như sau:

(1) Xử lý vi phạm hành chính

Tại khoản 1 Điều 46 Nghị định 117/2020/NĐ-CP có quy định như sau:

Vi phạm quy định về khám sức khỏe
1. Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:
a) Cung cấp giấy khám sức khỏe khi không thực hiện việc khám đầy đủ các nội dung theo yêu cầu;
b) Phân loại sức khỏe không đúng với tình trạng sức khỏe của người yêu cầu khám sức khỏe.
2. Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với hành vi không bảo đảm một trong các điều kiện của cơ sở khám sức khỏe.
3. Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với hành vi khám sức khỏe khi không công bố thực hiện việc khám sức khỏe.
...

Theo đó, nếu cơ sở khám chữa bệnh, hoặc cá nhân nào cung cấp giấy khám sức khỏe cho người khác mà không thực hiện theo quy định của pháp luật, thì có thể bị phạt tiền từ 3 - 5 triệu đồng.

Lưu ý: Căn cứ Điều 4 Nghị định 117/2020/NĐ-CP thì mức phạt trên chỉ áp dụng đối với cá nhân vi phạm, trường hợp với cùng một hành vi vi phạm hành chính thì mức phạt tiền đối với tổ chức bằng 02 lần mức phạt tiền đối với cá nhân.

(2) Mua bán giấy khám sức khỏe cho người khác có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự.

Tại Điều 341 Bộ luật Hình sự 2015 được sửa đổi bởi khoản 126 Điều 1 Luật sửa đổi Bộ luật Hình sự 2017 có quy định như sau:

Tội làm giả con dấu, tài liệu của cơ quan, tổ chức; tội sử dụng con dấu hoặc tài liệu giả của cơ quan, tổ chức
1. Người nào làm giả con dấu, tài liệu hoặc giấy tờ khác của cơ quan, tổ chức hoặc sử dụng con dấu, tài liệu hoặc giấy tờ giả thực hiện hành vi trái pháp luật, thì bị phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng, phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 02 năm.
2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 02 năm đến 05 năm:
a) Có tổ chức;
b) Phạm tội 02 lần trở lên;
c) Làm từ 02 đến 05 con dấu, tài liệu hoặc giấy tờ khác;
d) Sử dụng con dấu, tài liệu hoặc giấy tờ khác thực hiện tội phạm ít nghiêm trọng hoặc tội phạm nghiêm trọng;
đ) Thu lợi bất chính từ 10.000.000 đồng đến dưới 50.000.000 đồng;
e) Tái phạm nguy hiểm.
3. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 03 năm đến 07 năm:
a) Làm 06 con dấu, tài liệu hoặc giấy tờ khác trở lên;
b) Sử dụng con dấu, tài liệu hoặc giấy tờ khác thực hiện tội phạm rất nghiêm trọng hoặc tội phạm đặc biệt nghiêm trọng;
c) Thu lợi bất chính 50.000.000 đồng trở lên.

Như vậy, người bán giấy khám sức khỏe có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự về tội làm giả con dấu, tài liệu của cơ quan, tổ chức; Tội sử dụng con dấu hoặc tài liệu giả của cơ quan; tổ chức với mức phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng, phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 02 năm. Trường hợp có các tình tiết tăng nặng thì có thể bị phạt tù lên tới 07 năm.

MỚI NHẤT
0 lượt xem
Bài viết mới nhất
TÌM KIẾM LIÊN QUAN

TÌM KIẾM VĂN BẢN

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào