Chỉ được phép chui vào trong máy, gầm máy ở nhà máy tuyển khoáng để sửa chữa cơ điện trong trường hợp nào?
Chỉ được phép chui vào trong máy, gầm máy ở nhà máy tuyển khoáng để sửa chữa cơ điện trong trường hợp nào?
Căn cứ khoản 16 Điều 132 QCVN 02:2011/BCT về an toàn trong nhà máy tuyển khoáng ban hành kèm theo Thông tư 23/2011/TT-BCT Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về an toàn trong nhà máy tuyển khoáng do Bộ Công thương ban hành quy định như sau:
Sửa chữa thiết bị cơ điện
...
16. Chỉ được phép chui vào trong máy, gầm máy sửa chữa, bảo dưỡng khi toàn bộ các biện pháp an toàn và phòng ngừa đã được thực hiện, người giám sát an toàn đã kiểm tra và chấp thuận.
...
Theo đó, chỉ được phép chui vào trong máy, gầm máy sửa chữa, bảo dưỡng khi toàn bộ các biện pháp an toàn và phòng ngừa đã được thực hiện, người giám sát an toàn đã kiểm tra và chấp thuận.
Chỉ được phép chui vào trong máy, gầm máy ở nhà máy tuyển khoáng để sửa chữa cơ điện trong trường hợp nào? (Hình từ Internet)
Sửa chữa cơ điện trong nhà máy tuyển khoáng phải đáp ứng những quy định chung nào?
Căn cứ Điều 131 QCVN 02:2011/BCT về an toàn trong nhà máy tuyển khoáng ban hành kèm theo Thông tư 23/2011/TT-BCT Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về an toàn trong nhà máy tuyển khoáng do Bộ Công thương ban hành quy định như sau:
Quy định chung về sửa chữa cơ điện
1. Mặt bằng xưởng cơ khí phải đủ rộng để tiếp nhận thiết bị tuyển đưa vào sửa chữa. Các máy công cụ, máy hàn điện phải được trang bị bộ phận bảo vệ điện như: cầu chì, tiết đất bảo vệ, các khoá ngắt hành trình.
2. Các áptômat, cầu dao cấp điện cho các máy ở các tủ điện trong phân xưởng phải được đánh số, ghi rõ cung cấp điện cho hộ tiêu thụ nào.
3. Trong phân xưởng phải có sơ đồ cung cấp điện đặt tại nơi chiếu sáng tốt và thuận tiện nhất cho việc xem xét, quan sát phục vụ đóng, cắt điện và phòng chống cháy.
4. Phân xưởng phải trang bị phương tiện nâng hạ phục vụ sửa chữa. Xưởng sửa chữa và các máy công cụ phải được chiếu sáng theo tiêu chuẩn hiện hành.
5. Chỉ được thực hiện các công việc đã được phân công, có đầy đủ các biện pháp kỹ thuật, an toàn và có đủ chữ ký của người ra lệnh và người nhận lệnh trong sổ nhật lệnh.
6. Cấm vận hành các thiết bị, máy móc trong phân xưởng cơ khí khi:
a) Không có tiếp đất;
b) Các bộ phận che chắn cơ cấu truyền động không được bắt chặt, bị hỏng hoặc mất;
c) Hỏng hoặc không có các bộ phận bảo vệ điện như: Áptômát, cầu chì, rơ le nhiệt vv...;
d) Chiếu sáng không đảm bảo;
e) Các máy, thiết bị, vật tư trước khi đem vào xưởng sửa chữa phải được vệ sinh sạch sẽ;
g) Sau khi thực hiện xong công việc hoặc hết ca sản xuất, tất cả các máy, nhà xưởng phải được vệ sinh sạch sẽ, các phoi tiện, xỉ hàn, đầu mẩu que hàn và sắt nhọn phải được thu gom đưa vào nơi chứa quy định v.v...;
h) Trước khi ra khỏi xưởng phải cắt điện các máy.
Theo đó, khi sửa chữa cơ điện trong nhà máy tuyển khoáng phải đám bảo tuân thủ các quy định chung như trên.
Để đảm bảo công tác an toàn các nhà máy tuyển khoáng hoạt động phải thực hiện các công việc gì?
Căn cứ Điều 173 QCVN 02:2011/BCT về an toàn trong nhà máy tuyển khoáng ban hành kèm theo Thông tư 23/2011/TT-BCT Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về an toàn trong nhà máy tuyển khoáng do Bộ Công thương ban hành thì để đảm bảo công tác an toàn, các nhà máy tuyển khoáng hoạt động, sản xuất phải thực hiện các công việc chính sau đây:
- Thành lập hội đồng bảo hộ lao động theo quy định hiện hành.
- Thành lập bộ phận kỹ thuật an toàn nhà máy tuyển khoáng trực thuộc giám đốc điều hành nhà máy.
- Xây dựng quy chế quản lý và phân cấp quản lý về công tác an toàn, bảo hộ lao động.
- Xây dựng quy trình, nội quy an toàn, vệ sinh lao động, phòng chống cháy nổ, phòng chống bão lụt, chống sét; quản lý, theo dõi đối với các đối tượng có yêu cầu nghiêm ngặt về an toàn, vệ sinh lao động.
- Lập, duyệt và tổ chức thực hiện kế hoạch bảo hộ lao động hàng quý, năm cùng với kế hoạch sản xuất.
- Phổ biến các chính sách, chế độ, các tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật an toàn và vệ sinh lao động của Nhà nước hiện hành; các nội quy, quy chế về an toàn - bảo hộ lao động của ngành, của nhà máy tuyển khoáng đến người lao động.
- Tổ chức các hoạt động tuyên truyền về công tác an toàn, vệ sinh lao động và theo dõi, giám sát việc thực hiện.
- Tổ chức huấn luyện định kỳ về an toàn - bảo hộ lao động cho người lao động.
- Phải tổ chức học an toàn và hướng dẫn cho khách đến thăm quan, thực tập và làm việc tại nhà máy tuyển khoáng.
- Tổ chức nghiệm thu về kỹ thuật và an toàn đối với tất cả công trình, máy, thiết bị sau lắp đặt, sửa chữa.
- Tổ chức đo đạc quan trắc các yếu tố độc hại trong môi trường lao động, theo dõi tình hình bệnh tật, tai nạn lao động, đề xuất với giám đốc nhà máy tuyển khoáng các biện pháp quản lý, chăm sóc bảo vệ sức khoẻ cho người lao động.
- Tổ chức điều tra và thống kê các vụ tai nạn lao động, sự cố xảy ra ở nhà máy tuyển khoáng. Phối hợp các bộ phận liên quan đề xuất các giải pháp khắc phục.
- Kiểm tra việc chấp hành các chế độ, quy định về bảo hộ lao động, tiêu chuẩn an toàn, vệ sinh lao động trong phạm vi của nhà máy tuyển khoáng và đề xuất các biện pháp khắc phục.
- Tổng hợp và báo cáo với giám đốc nhà máy tuyển khoáng giải quyết kịp thời các đề xuất về công tác an toàn lao động của nhà máy và kết luận, kiến nghị của các đoàn thanh kiểm tra.
- Lập các báo cáo về an toàn, bảo hộ lao động theo quy định hiện hành.
- Tổ chức làm việc an toàn:
+ Tổ chức nhật lệnh sản xuất đầu mỗi ca. Mỗi công việc phải có biện pháp kỹ thuật an toàn. Người ra lệnh và nhận lệnh phải ký sổ;
+ Kiểm tra an toàn vị trí làm việc, máy, trước khi thực hiện công việc. Trong khi làm việc kịp thời phát hiện, xử lý các hiện tượng, nguyên nhân không an toàn;
+ Thường xuyên, định kỳ tổ chức kiểm tra an toàn các công trình, máy, thiết bị, để kịp thời phát hiện và xử lý các hư hỏng.