Cấp lại Thẻ Thừa phát lại trong thời hạn bao lâu?
Cấp lại Thẻ Thừa phát lại trong thời hạn bao lâu?
Căn cứ tại khoản 5 Điều 15 Nghị định 08/2020/NĐ-CP quy định:
Đăng ký hành nghề và cấp, thu hồi, cấp lại Thẻ Thừa phát lại
...
4. Trong thời hạn 07 ngay làm việc, kể từ ngày Bộ trưởng Bộ Tư pháp quyết định miễn nhiệm Thừa phát lại hoặc kể từ ngày nhận được thông báo của Văn phòng Thừa phát lại về việc Thừa phát lại không còn hành nghề tại Văn phòng Thừa phát lại, Sở Tư pháp nơi Thừa phát lại hành nghề xóa tên Thừa phát lại khỏi Danh sách Thừa phát lại, ra quyết định thu hồi Thẻ Thừa phát lại và thông báo bằng văn bản cho người bị thu hồi, Văn phòng Thừa phát lại nơi người đó hành nghề và các cơ quan quy định tại khoản 4 Điều 12 của Nghị định này, đồng thời đăng tải trên cổng thông tin điện tử Sở Tư pháp, các phương tiện thông tin đại chúng ở địa phương thông tin về việc thu hồi Thẻ.
Thẻ Thừa phát lại không còn giá trị sử dụng kể từ thời điểm quyết định thu hồi Thẻ của Sở Tư pháp có hiệu lực.
5. Thẻ Thừa phát lại được cấp lại trong trường hợp bị mất, bị hỏng. Thừa phát lại nộp trực tiếp hoặc gửi qua hệ thống bưu chính 01 bộ hồ sơ đề nghị cấp lại Thẻ Thừa phát lại đến Sở Tư pháp nơi đăng ký hành nghề. Hồ sơ bao gồm: Giấy đề nghị cấp lại Thẻ Thừa phát lại theo mẫu do Bộ trưởng Bộ Tư pháp quy định; 01 ảnh chân dung của Thừa phát lại cỡ 2 cm x 3 cm chụp không quá 06 tháng trước ngày nộp hồ sơ; bản chính Thẻ Thừa phát lại trong trường hợp Thẻ bị hỏng.
Trong thời hạn 07 ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ, Sở Tư pháp cấp lại Thẻ cho Thừa phát lại; trường hợp từ chối phải thông báo băng văn bản có nêu rõ lý do.
Thẻ Thừa phát lại được cấp lại vẫn giữ nguyên số Thẻ đã cấp trước đây.
6. Phôi Thẻ Thừa phát lại do Bộ Tư pháp phát hành.
Theo đó, cấp lại Thẻ Thừa phát lại trong thời hạn 07 ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ.
Cấp lại Thẻ Thừa phát lại trong thời hạn bao lâu?
Ai có trách nhiệm cấp lại Thẻ Thừa phát lại?
Căn cứ tại Điều 68 Nghị định 08/2020/NĐ-CP quy định:
Trách nhiệm của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh
1. Ủy ban nhân dân cấp tỉnh thực hiện quản lý nhà nước về Thừa phát lại tại địa phương, có các nhiệm vụ, quyền hạn sau đây:
a) Quản lý hoạt động của Thừa phát lại ở địa phương; tuyên truyền, phổ biến về hoạt động của Thừa phát lại;
b) Phê duyệt Đề án phát triển Văn phòng Thừa phát lại ở địa phương;
c) Cho phép thành lập, chuyển đổi, sáp nhập, hợp nhất, chuyển nhượng, chấm dứt hoạt động Văn phòng Thừa phát lại;
d) Kiểm tra, thanh tra và giải quyết khiếu nại, tố cáo về Thừa phát lại theo quy định của pháp luật;
đ) Các nhiệm vụ, quyền hạn khác theo quy định của Nghị định này và pháp luật có liên quan.
2. Sở Tư pháp giúp Ủy ban nhân dân cấp tỉnh thực hiện quản lý nhà nước về Thừa phát lại tại địa phương, có các nhiệm vụ, quyền hạn sau đây:
a) Xác minh thông tin trong hồ sơ bổ nhiệm, miễn nhiệm Thừa phát lại theo yêu cầu của Bộ Tư pháp; đăng ký hành nghề, cấp, cấp lại và thu hồi Thẻ Thừa phát lại; quyết định tạm đình chỉ hành nghề Thừa phát lại;
b) Chủ trì, phối hợp với các sở, ban, ngành xây dựng Đề án phát triển Văn phòng Thừa phát lại ở địa phương trình Ủy ban nhân dân cấp tỉnh phê duyệt;
c) Tiếp nhận, thẩm định hồ sơ và thực hiện thủ tục trình Ủy ban nhân dân cấp tỉnh cho phép thành lập, chuyển đổi, sáp nhập, hợp nhất, chuyển nhượng, chấm dứt hoạt động của Văn phòng Thừa phát lại;
d) Cấp, thu hồi Giấy đăng ký hoạt động Văn phòng Thừa phát lại; quyết định tạm ngừng hoạt động Văn phòng Thừa phát lại;
đ) Xây dựng hệ thống cơ sở dữ liệu về vi bằng theo quy định tại khoản 4 Điều 39 của Nghị định này;
e) Kiểm tra, thanh tra và giải quyết khiếu nại, tố cáo về Thừa phát lại theo quy định của pháp luật;
g) Báo cáo Bộ Tư pháp và Ủy ban nhân dân cấp tỉnh về tổ chức và hoạt động Thừa phát lại theo quy định của Nghị định này và pháp luật có liên quan;
h) Thực hiện các nhiệm vụ khác theo quy định của Nghị định này, pháp luật có liên quan và yêu cầu của Bộ Tư pháp, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh.
Theo đó, Sở Tư pháp có trách nhiệm cấp lại Thẻ Thừa phát lại.
Có bắt buộc phải đeo Thẻ Thừa phát lại khi hành nghề không?
Căn cứ tại Điều 16 Nghị định 08/2020/NĐ-CP quy định:
Quyền và nghĩa vụ của Thừa phát lại
1. Trung thực, khách quan khi thực hiện công việc.
2. Nghiêm chỉnh chấp hành pháp luật và Quy tắc đạo đức nghề nghiệp Thừa phát lại.
3. Chịu trách nhiệm trước người yêu cầu và trước pháp luật về việc thực hiện công việc của mình.
4. Không đồng thời hành nghề tại 02 hoặc nhiều Văn phòng Thừa phát lại.
5. Tham gia bồi dưỡng nghiệp vụ Thừa phát lại hàng năm theo quy định của Bộ trưởng Bộ Tư pháp.
6. Mặc trang phục Thừa phát lại theo mẫu do Bộ trưởng Bộ Tư pháp quy định, đeo Thẻ Thừa phát lại khi hành nghề.
7. Tham gia tổ chức xã hội - nghề nghiệp của Thừa phát lại (nếu có); chịu sự quản lý của cơ quan nhà nước có thẩm quyền, của Văn phòng Thừa phát lại nơi mình đang hành nghề và tổ chức xã hội - nghề nghiệp của Thừa phát lại mà mình là thành viên.
8. Các quyền và nghĩa vụ khác theo quy định của Nghị định này và pháp luật có liên quan.
Theo đó, Thừa phát lại bắt buộc phải đeo Thẻ Thừa phát lại khi hành nghề.