Cảnh sát biển Việt Nam có hệ thống tổ chức như thế nào?

Hệ thống tổ chức của Cảnh sát biển Việt Nam hiện nay như thế nào?

Cảnh sát biển Việt Nam có hệ thống tổ chức như thế nào?

Căn cứ Điều 7 Nghị định 61/2019/NĐ-CP quy định như sau:

Hệ thống tổ chức của Cảnh sát biển Việt Nam
Hệ thống tổ chức của Cảnh sát biển Việt Nam gồm:
1. Bộ Tư lệnh Cảnh sát biển Việt Nam.
2. Các đơn vị trực thuộc Bộ Tư lệnh Cảnh sát biển Việt Nam:
a) Bộ Tư lệnh Vùng Cảnh sát biển 1; Bộ Tư lệnh Vùng Cảnh sát biển 2; Bộ Tư lệnh Vùng Cảnh sát biển 3; Bộ Tư lệnh Vùng Cảnh sát biển 4;
b) Đoàn Đặc nhiệm phòng chống tội phạm ma túy số 1; Đoàn Đặc nhiệm phòng chống tội phạm ma túy số 2; Đoàn Đặc nhiệm phòng chống tội phạm ma túy số 3; Đoàn Đặc nhiệm phòng chống tội phạm ma túy số 4;
c) Đoàn Trinh sát số 1; Đoàn Trinh sát số 2;
d) Trung tâm Đào tạo và Bồi dưỡng nghiệp vụ Cảnh sát biển.
3. Các cơ quan, đơn vị đầu mối và cấp cơ sở trực thuộc các đơn vị quy định tại khoản 2 Điều này.

Theo đó, Cảnh sát biển Việt Nam có hệ thống tổ chức gồm :

- Bộ Tư lệnh Cảnh sát biển Việt Nam;

- Các đơn vị trực thuộc Bộ Tư lệnh Cảnh sát biển Việt Nam;

- Các cơ quan, đơn vị đầu mối và cấp cơ sở trực thuộc.

Cảnh sát biển Việt Nam có hệ thống tổ chức như thế nào?

Cảnh sát biển Việt Nam có hệ thống tổ chức như thế nào? (Hình từ Internet)

Ai có thẩm quyền bổ nhiệm các chức danh pháp lý của Cảnh sát biển Việt Nam?

Căn cứ Điều 4 Nghị định 61/2019/NĐ-CP quy định như sau:

Chức danh pháp lý của Cảnh sát biển Việt Nam
1. Cảnh sát viên, Trinh sát viên và Cán bộ điều tra là chức danh pháp lý của Cảnh sát biển Việt Nam, có nhiệm vụ phòng ngừa, ngăn chặn, phát hiện và đấu tranh phòng, chống tội phạm, vi phạm pháp luật.
2. Cảnh sát viên, Trinh sát viên Cảnh sát biển gồm:
a) Cảnh sát viên, Trinh sát viên sơ cấp;
b) Cảnh sát viên, Trinh sát viên trung cấp;
c) Cảnh sát viên, Trinh sát viên cao cấp.
3. Bộ trưởng Bộ Quốc phòng quy định điều kiện, tiêu chuẩn, trình tự, thủ tục bổ nhiệm, miễn nhiệm, cách chức và Mẫu giấy chứng nhận Cảnh sát viên, Trinh sát viên của Cảnh sát biển Việt Nam.
4. Tư lệnh Cảnh sát biển Việt Nam quyết định bổ nhiệm, miễn nhiệm, cách chức Cảnh sát viên, Trinh sát viên; cấp, thu hồi và quy định việc quản lý, sử dụng Giấy chứng nhận Cảnh sát viên, Trinh sát viên của Cảnh sát biển Việt Nam.
5. Cán bộ điều tra thuộc Cảnh sát biển Việt Nam khi được phân công điều tra vụ án hình sự theo quy định của Bộ luật Tố tụng hình sự, Luật Tổ chức cơ quan điều tra hình sự phải chịu trách nhiệm trước pháp luật và Thủ trưởng đã ra quyết định phân công về việc thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn của mình.

Như vậy, Tư lệnh Cảnh sát biển Việt Nam có quyền quyết định bổ nhiệm các chức danh pháp lý của Cảnh sát biển Việt Nam.

Chiến sĩ Cảnh sát biển Việt Nam được nổ súng vào tàu thuyền trên biển trong trường hợp nào?

Căn cứ Điều 14 Luật Cảnh sát biển Việt Nam 2018 quy định như sau:

Sử dụng vũ khí, vật liệu nổ và công cụ hỗ trợ
1. Khi thi hành nhiệm vụ, cán bộ, chiến sĩ Cảnh sát biển Việt Nam sử dụng vũ khí quân dụng, vật liệu nổ, công cụ hỗ trợ và được nổ súng quân dụng theo quy định của Luật Quản lý, sử dụng vũ khí, vật liệu nổ và công cụ hỗ trợ.
2. Ngoài các trường hợp nổ súng quân dụng theo quy định của Luật Quản lý, sử dụng vũ khí, vật liệu nổ và công cụ hỗ trợ, khi thi hành nhiệm vụ đấu tranh phòng, chống tội phạm, vi phạm pháp luật, bảo đảm an ninh, trật tự, an toàn, cán bộ, chiến sĩ Cảnh sát biển Việt Nam được nổ súng vào tàu thuyền trên biển, trừ tàu thuyền của cơ quan đại diện ngoại giao, cơ quan lãnh sự nước ngoài, cơ quan đại diện tổ chức quốc tế, tàu thuyền có chở người hoặc có con tin, để dừng tàu thuyền, thuộc một trong các trường hợp sau đây:
a) Đối tượng điều khiển tàu thuyền đó tấn công hoặc đe dọa trực tiếp đến tính mạng người thi hành công vụ hoặc người khác;
b) Khi biết rõ tàu thuyền do đối tượng phạm tội điều khiển cố tình chạy trốn;
c) Khi biết rõ tàu thuyền chở đối tượng phạm tội hoặc chở vũ khí, vật liệu nổ trái phép, tài liệu phản động, bí mật nhà nước, ma tuý, bảo vật quốc gia cố tình chạy trốn;
d) Khi tàu thuyền có đối tượng đã thực hiện hành vi cướp biển, cướp có vũ trang theo quy định của điều ước quốc tế mà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên, quy định của pháp luật về hình sự cố tình chạy trốn.
3. Trường hợp nổ súng theo quy định tại khoản 2 Điều này, cán bộ, chiến sĩ Cảnh sát biển Việt Nam phải cảnh báo bằng hành động, mệnh lệnh, lời nói hoặc bắn chỉ thiên trước khi nổ súng vào tàu thuyền; phải tuân theo mệnh lệnh của người có thẩm quyền khi thực hiện nhiệm vụ có tổ chức.

Như vậy, chiến sĩ Cảnh sát biển Việt Nam được sử được nổ súng quân dụng trong trường hợp sau:

- Sử dụng theo quy định của Luật Quản lý, sử dụng vũ khí, vật liệu nổ và công cụ hỗ trợ 2017.

- Đối tượng điều khiển tàu thuyền tấn công hoặc đe dọa trực tiếp đến tính mạng người thi hành công vụ hoặc người khác;

- Khi biết rõ tàu thuyền do đối tượng phạm tội điều khiển cố tình chạy trốn;

- Khi biết rõ tàu thuyền chở đối tượng phạm tội hoặc chở vũ khí, vật liệu nổ trái phép, tài liệu phản động, bí mật nhà nước, ma tuý, bảo vật quốc gia cố tình chạy trốn;

- Khi tàu thuyền có đối tượng đã thực hiện hành vi cướp biển, cướp có vũ trang theo quy định của điều ước quốc tế mà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên, quy định của pháp luật về hình sự cố tình chạy trốn.

MỚI NHẤT
0 lượt xem
Bài viết mới nhất
TÌM KIẾM LIÊN QUAN

TÌM KIẾM VĂN BẢN

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào