Cảnh báo lũ trên sông Đồng Nai, sông La Ngà nguy hiểm? Phải nghỉ làm do lũ thì được nhận bao nhiêu tiền lương?

Cảnh báo lũ trên sông Đồng Nai, sông La Ngà nguy hiểm như thế nào? Người lao động được nhận bao nhiêu tiền lương khi phải nghỉ làm do lũ?

Cảnh báo lũ trên sông Đồng Nai, sông La Ngà?

Chiều 15/9, Đài Khí tượng thủy văn tỉnh Đồng Nai cho biết đã phát cảnh báo lũ trên sông Đồng Nai, sông La Ngà, thuộc tỉnh Đồng Nai theo Văn bản CBLU-69/15h30/NABO, cụ thể như sau:

* Hiện trạng

Trong 12h qua, mực nước tại trạm Phú Hiệp (sông La Ngà) biến đổi chậm, trạm Tà Lài ( sông Đồng Nai) lên chậm. Đến 13h ngày 15/09, mực nước thực đo tại trạm Tà Lài 112,02m ( Trên BĐI 0,02m), trạm Phú Hiệp là 104,79m (trên BĐI 0,29m).

* Cảnh báo

Trong 24h tới:

- Tại trạm Tà Lài mực nước lên chậm và ở khoảng 112,05-112,25m (trên BĐI 0,05- 0,25m);

- Tại trạm Phú Hiệp mực nước biến đổi chậm và ở mức khoảng 104,75-104,85m (trên BDI 0,25-0,35m).

Khu vực có khả năng xảy ra lũ : sông La Ngà, Đoạn thượng lưu sông Đồng Nai đến địa bàn các huyện Định Quán, Tân Phú.

Cần đề phòng khả năng có mưa lớn, kết hợp với lũ gây ngập lụt, sạt lở bờ sông, suối các vùng trũng thấp của huyện Định Quán, Tân Phú (Đồng Nai) và các địa bàn lân cận.

* Cảnh báo cấp độ rủi ro thiên tai do lũ

Mức độ rủi ro thiên tai do lũ trên sông La Ngà, Đồng Nai ở cấp độ 1.

* Cảnh báo tác động của lũ (nếu có)

Mực nước trên các sông, suối ở mức cao, có khả năng gây ra ngập úng ở những vùng trũng thấp, ven sông, ảnh hưởng đến các hoạt động đời sống kinh tế-xã hội trong khu vực.

Xem chi tiết tin cảnh báo lũ trên sông Đồng Nai, sông La Ngà: Tại đây

Cảnh báo lũ trên sông Đồng Nai, sông La Ngà nguy hiểm? Phải nghỉ làm do lũ thì được nhận bao nhiêu tiền lương?

Cảnh báo lũ trên sông Đồng Nai, sông La Ngà nguy hiểm? Phải nghỉ làm do lũ thì được nhận bao nhiêu tiền lương? (Hình từ Internet)

Phải nghỉ làm do lũ thì được nhận bao nhiêu tiền lương?

Căn cứ Điều 99 Bộ luật Lao động 2019 quy định như sau:

Tiền lương ngừng việc
Trường hợp phải ngừng việc, người lao động được trả lương như sau:
1. Nếu do lỗi của người sử dụng lao động thì người lao động được trả đủ tiền lương theo hợp đồng lao động;
2. Nếu do lỗi của người lao động thì người đó không được trả lương; những người lao động khác trong cùng đơn vị phải ngừng việc thì được trả lương theo mức do hai bên thỏa thuận nhưng không được thấp hơn mức lương tối thiểu;
3. Nếu vì sự cố về điện, nước mà không do lỗi của người sử dụng lao động hoặc do thiên tai, hỏa hoạn, dịch bệnh nguy hiểm, địch họa, di dời địa điểm hoạt động theo yêu cầu của cơ quan nhà nước có thẩm quyền hoặc vì lý do kinh tế thì hai bên thỏa thuận về tiền lương ngừng việc như sau:
a) Trường hợp ngừng việc từ 14 ngày làm việc trở xuống thì tiền lương ngừng việc được thỏa thuận không thấp hơn mức lương tối thiểu;
b) Trường hợp phải ngừng việc trên 14 ngày làm việc thì tiền lương ngừng việc do hai bên thỏa thuận nhưng phải bảo đảm tiền lương ngừng việc trong 14 ngày đầu tiên không thấp hơn mức lương tối thiểu.

Theo đó, người lao động phải nghỉ việc do thiên tai, hỏa hoạn, dịch bệnh nguy hiểm, địch họa, di dời địa điểm hoạt động theo yêu cầu của cơ quan nhà nước có thẩm quyền thì sẽ được trả lương theo quy định.

Như vậy người lao động phải nghỉ việc, ngừng việc do bão thì vẫn được công ty trả lương, cụ thể:

- Trường hợp ngừng việc từ 14 ngày làm việc trở xuống: tiền lương ngừng việc được thỏa thuận không thấp hơn mức lương tối thiểu.

- Trường hợp phải ngừng việc trên 14 ngày làm việc: thì tiền lương ngừng việc do hai bên thỏa thuận nhưng phải bảo đảm tiền lương ngừng việc trong 14 ngày đầu tiên không thấp hơn mức lương tối thiểu.

Lương tối thiểu 4 vùng hiện nay là bao nhiêu?

Căn cứ khoản 1 Điều 3 Nghị định 74/2024/NĐ-CP quy định mức lương tối thiểu tháng và mức lương tối thiểu giờ đối với người lao động làm việc cho người sử dụng lao động theo vùng, cụ thể như sau:

Vùng

Mức lương tối thiểu tháng

(Đơn vị: đồng/tháng)

Mức lương tối thiểu giờ

(Đơn vị: đồng/giờ)

Vùng 1

4.960.000

23.800

Vùng 2

4.410.000

21.200

Vùng 3

3.860.000

18.600

Vùng 4

3.450.000

16.600

- Danh mục địa bàn vùng 1, vùng 2, vùng 3, vùng 4 được quy định tại Phụ lục kèm theo Nghị định 74/2024/NĐ-CP.

- Việc áp dụng địa bàn vùng được xác định theo nơi hoạt động của người sử dụng lao động như sau:

+ Người sử dụng lao động hoạt động trên địa bàn thuộc vùng nào thì áp dụng mức lương tối thiểu quy định đối với địa bàn đó.

+ Người sử dụng lao động có đơn vị, chi nhánh hoạt động trên các địa bàn có mức lương tối thiểu khác nhau thì đơn vị, chi nhánh hoạt động ở địa bàn nào, áp dụng mức lương tối thiểu quy định đối với địa bàn đó.

+ Người sử dụng lao động hoạt động trong khu công nghiệp, khu chế xuất nằm trên các địa bàn có mức lương tối thiểu khác nhau thì áp dụng theo địa bàn có mức lương tối thiểu cao nhất.

+ Người sử dụng lao động hoạt động trên địa bàn có sự thay đổi tên gọi hoặc chia đơn vị hành chính thì tạm thời áp dụng mức lương tối thiểu quy định đối với địa bàn trước khi thay đổi tên gọi hoặc chia đơn vị hành chính cho đến khi Chính phủ có quy định mới.

+ Người sử dụng lao động hoạt động trên địa bàn được thành lập mới từ một địa bàn hoặc nhiều địa bàn có mức lương tối thiểu khác nhau thì áp dụng mức lương tối thiểu theo địa bàn có mức lương tối thiểu cao nhất.

+ Người sử dụng lao động hoạt động trên địa bàn là thành phố trực thuộc tỉnh được thành lập mới từ một địa bàn hoặc nhiều địa bàn thuộc vùng IV thì áp dụng mức lương tối thiểu quy định đối với địa bàn thành phố trực thuộc tỉnh còn lại tại khoản 3 Phụ lục kèm theo Nghị định 74/2024/NĐ-CP.

MỚI NHẤT
0 lượt xem
Bài viết mới nhất
TÌM KIẾM LIÊN QUAN

TÌM KIẾM VĂN BẢN

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào