Cán bộ kiểm tra phòng cháy chữa cháy cần đáp ứng tiêu chuẩn nào?
Nguyên tắc khi cán bộ kiểm tra thực hiện kiểm tra về phòng cháy chữa cháy được quy định thế nào?
Căn cứ theo Điều 2 Thông tư 141/2020/TT-BCA quy định như sau:
Nguyên tắc thực hiện công tác kiểm tra về phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ
1. Tuân thủ quy định của pháp luật về phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ, quy định tại Thông tư này và quy định khác của pháp luật có liên quan.
2. Bảo đảm thống nhất trong tổ chức thực hiện công tác kiểm tra về phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ.
3. Nghiêm cấm lợi dụng công tác kiểm tra về phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ xâm phạm lợi ích của Nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân.
Theo đó, thực hiện công tác kiểm tra về phòng cháy chữa cháy và cứu nạn cứu hộ được quy định theo những nguyên tắc nêu trên.
Cán bộ kiểm tra phòng cháy chữa cháy cần đáp ứng tiêu chuẩn nào?
Cán bộ kiểm tra phòng cháy chữa cháy cần đáp ứng tiêu chuẩn nào?
Căn cứ theo Điều 4 Thông tư 141/2020/TT-BCA quy định về tiêu chuẩn của cán bộ kiểm tra như sau:
Tiêu chuẩn đối với cán bộ kiểm tra
1. Cán bộ kiểm tra thuộc Cục Cảnh sát phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ phải bảo đảm tiêu chuẩn sau:
a) Có trình độ đại học trở lên ngành phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ; đại học trở lên khác trong nhóm ngành an ninh và trật tự xã hội hoặc đại học trở lên nhóm ngành kỹ thuật và đã qua bồi dưỡng pháp luật, nghiệp vụ Công an nhân dân;
b) Có thời gian thực hiện công tác phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ trong lực lượng Công an nhân dân tối thiểu 05 năm;
c) Có kết quả kiểm tra nghiệp vụ kiểm tra về phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ đạt yêu cầu.
2. Cán bộ kiểm tra thuộc Phòng Cảnh sát phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ Công an tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương (sau đây viết gọn là Phòng Cảnh sát phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ Công an cấp tỉnh) ngoài đáp ứng tiêu chuẩn quy định tại điểm a khoản 1 Điều này còn phải bảo đảm tiêu chuẩn sau:
a) Có thời gian thực hiện công tác phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ trong lực lượng Công an nhân dân tối thiểu 03 năm;
b) Có kết quả kiểm tra nghiệp vụ kiểm tra về phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ đạt yêu cầu.
3. Cán bộ kiểm tra thuộc Công an huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh (sau đây viết gọn là Công an cấp huyện) phải bảo đảm tiêu chuẩn sau:
a) Có trình độ trung cấp trở lên ngành phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ; trung cấp trở lên khác trong nhóm ngành an ninh và trật tự xã hội hoặc trung cấp trở lên nhóm ngành kỹ thuật và đã qua bồi dưỡng pháp luật, nghiệp vụ Công an nhân dân;
b) Có thời gian thực hiện công tác phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ trong lực lượng Công an nhân dân tối thiểu 01 năm;
c) Có kết quả kiểm tra nghiệp vụ kiểm tra về phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ đạt yêu cầu.
4. Công an xã, phường, thị trấn (gọi chung là Công an cấp xã) bố trí cán bộ thực hiện nhiệm vụ kiểm tra về phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ phải đáp ứng tiêu chuẩn quy định tại điểm a khoản 3 Điều này và phải được tập huấn nghiệp vụ kiểm tra về phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ.
Như vậy, tiêu chuẩn cần phải đáp ứng đối với cán bộ kiểm tra về phòng cháy chữa cháy và cứu nạn cứu hộ các cấp sẽ có các tiêu chuẩn khác nhau về trình độ, thời gian công tác và kiểm tra về phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ đạt yêu cầu.
Nhiệm vụ của Cán bộ kiểm tra phòng cháy chữa cháy là gì?
Căn cứ theo Điều 5 Thông tư 141/2020/TT-BCA quy định về nhiệm vụ như sau:
Nhiệm vụ của cán bộ kiểm tra
1. Cán bộ kiểm tra có nhiệm vụ sau:
a) Tham mưu lãnh đạo trực tiếp tổ chức công tác nắm tình hình, điều tra cơ bản phục vụ quản lý về phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ tại địa bàn, cơ sở được phân công quản lý;
b) Thực hiện công tác nghiệp vụ cơ bản và công tác hồ sơ, thống kê nghiệp vụ phục vụ quản lý về phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ;
c) Tuyên truyền, phổ biến pháp luật, kiến thức về phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ; xây dựng phong trào toàn dân tham gia phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ;
d) Tham gia kiểm tra nghiệm thu về phòng cháy và chữa cháy;
đ) Thực hiện kiểm tra an toàn về phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ theo trình tự, thủ tục quy định; theo dõi, đôn đốc việc khắc phục nguy cơ mất an toàn, vi phạm quy định về phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ;
e) Thực hiện kiểm tra điều kiện đối với cơ sở kinh doanh dịch vụ phòng cháy và chữa cháy theo trình tự, thủ tục quy định;
g) Tham mưu việc cấp giấy phép vận chuyển hàng hóa nguy hiểm về cháy, nổ theo quy định của pháp luật;
h) Huấn luyện nghiệp vụ phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ; hướng dẫn xây dựng, thực tập phương án chữa cháy, phương án cứu nạn, cứu hộ của cơ sở;
i) Nắm tình hình, phối hợp hỗ trợ công tác chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ khi xảy ra cháy tại địa bàn, cơ sở được phân công quản lý; tham gia điều tra, giải quyết vụ cháy, nổ theo quy định của pháp luật;
k) Thực hiện chế độ thông tin, báo cáo và các nhiệm vụ khác do cấp trên phân công;
1) Xử lý vi phạm hành chính về phòng cháy và chữa cháy, tạm đình chỉ, tham mưu đình chỉ hoạt động của cơ sở, phương tiện giao thông cơ giới, hộ gia đình, cá nhân không bảo đảm an toàn về phòng cháy và chữa cháy theo quy định.
2. Cán bộ kiểm tra thuộc Cục Cảnh sát phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ thực hiện nhiệm vụ quy định tại các điểm a, b, c, d, đ, e, h, i, k và điểm 1 khoản 1 Điều này.
3. Cán bộ kiểm tra thuộc Phòng Cảnh sát phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ Công an cấp tỉnh thực hiện nhiệm vụ quy định tại khoản 1 Điều này.
4. Cán bộ kiểm tra thuộc Công an cấp huyện thực hiện nhiệm vụ quy định tại các điểm a, b, c, d, đ, g, h, i, k và điểm 1 khoản 1 Điều này.
Như vậy, cán bộ kiểm tra phòng cháy chữa cháy sẽ thực hiện các nhiệm vụ theo quy định nêu trên.