Những kỹ năng cần thiết đối với một kiến trúc sư giỏi là gì?

Cho tôi hỏi những kỹ năng cần thiết đối với một kiến trúc sư giỏi là gì? Câu hỏi từ chị H.T.L (Lâm Đồng).

Công việc của một kiến trúc sư là gì?

Kiến trúc sư chính là người chịu trách nhiệm thiết kế kiến trúc và quy hoạch các công trình. Họ hợp tác với các kỹ sư, chuyên gia trong các lĩnh vực khác nhau, chủ yếu về xây dựng, để đưa ra thiết kế hợp lý nhất cho công trình. Tuy nhiên, không hẳn tất cả các kiến trúc sư đều chỉ làm công việc thiết kế. Họ có thể hoạt động đa năng trong nhiều lĩnh vực khác để quản lý công tác thiết kế, quản lý công tác thi công thiết kế, đảm bảo cho công trình hoàn thành theo đúng kiến trúc và quy hoạch ban đầu.

Những kỹ năng cần thiết đối với một kiến trúc sư giỏi là gì?

Những kỹ năng cần thiết đối với một kiến trúc sư giỏi là gì? (Hình từ Internet)

Những kỹ năng cần thiết đối với một kiến trúc sư giỏi là gì?

Ngày nay, kiến trúc là một trong những ngành đầy thách thức và có mức lương khá hậu hĩnh.Thật vậy, mọi người đang cân nhắc có một chỗ đứng trong ngành công nghiệp năng động này, nhiều hơn so với trước kia. Do đó, để trở thành một kiến trúc sư giỏi, bạn cần đáp ứng những kỹ năng cần thiết sau đây:

1. Thiết kế

Yêu cầu rõ ràng nhất để trở thành một kiến trúc sư là kỹ năng thiết kế tuyệt vời. Điều đó rất đúng khi nói rằng thiết kế là xương sống của ngành kiến trúc - mọi thứ đều trở nên vô nghĩa nếu bạn không thể thiết kế tốt.

Và khi nói đến thiết kế, ta cần phải chú ý nhiều hơn tới vẻ đẹp của một cấu trúc. Không chỉ trông thu hút, mà nó còn phải đáp ứng được yêu cầu của khách hàng. Vì thế, có kiến thức hoàn thiện về quá trình thiết kế là điều bắt buộc.

Khi bàn đến chu trình kiến trúc, nó thường bao gồm cuộc "giao tranh" giữa chức năng và vẻ đẹp thẩm mỹ. Và đó là nơi những kỹ năng thiết kế hàng đầu thật sự trở nên hữu dụng.

2. Sự sáng tạo

Mặc dù kiến trúc bao gồm hàng tá các khía cạnh thực tiễn và công dụng, nhưng nó luôn luôn là nghệ thuật. Và giống như các loại hình nghệ thuật khác, nó đòi hỏi bạn có tính sáng tạo cao.

Hãy nghĩ theo hướng này - những tòa nhà và các kiến trúc bạn thấy ngày nay không giống những gì được xây dựng một thập kỷ trước. Trí tưởng tượng phong phú và sự liên tục đổi mới sẽ giúp bạn ở trong ngành doanh nghiệp này dài lâu.

Bên cạnh đó, bạn cần trau dồi khả năng sáng tạo của bản thân và tin vào điều đó, nếu bạn có ý định tạo dựng tên tuổi cho mình. Hãy nảy ra những ý tưởng táo bạo và biến nó thành sự thật sẽ là câu thần chú thành công của bạn với tư cách là một kiến trúc sư.

3. Giao tiếp

Khi bạn bắt đầu làm việc với tư cách một kiến trúc sư, bạn phải giao tiếp với các nhà soạn thảo hợp đồng, luật sư, kỹ sư cấu trúc, văn phòng địa phương, nhà quản lý xây dựng,... Và mỗi ban trên đều có những việc làm và mối quan tâm riêng của họ.

Biết cách giao thiệp hiệu quả với những bộ phận trên là một phần không thể thiếu đối với các kiến trúc sư. Sau tất cả, những dự án thành công đều dựa vào những đội, nhóm vận hành trơn tru như một thể thống nhất.

4. Kỹ năng thấu hiểu xã hội cũng là điều cần có của Kiến trúc sư

Nếu như kỹ năng thấu hiểu nội tâm giúp kiến trúc sư hiểu được cá tính của mình; thì kỹ năng thấu hiểu xã hội lại giúp họ nhận biết được về người khác. Việc những kiến trúc sư quan tâm đến cách mọi người trải nghiệm dự án của họ; nhận thức sâu sắc về nhu cầu, các chuẩn mực văn hóa xã hội và khuôn mẫu hành vi là rất quan trọng.

Thấu hiểu xã hội giúp kiến trúc sư có được sự đồng cảm và nắm rõ được nhu cầu của khách hàng; tôn trọng và đánh giá cao quan điểm đa dạng của mỗi cá nhân; nắm bắt được mong muốn; tâm trạng và ý định của những người trực tiếp trải nghiệm dự án kiến trúc của mình.

5. Kỹ năng nhận thức không gian

Một kiến trúc sư có kỹ năng nhận thức không gian có thể nhận thức; biến đổi và sửa đổi thông tin không gian một cách dễ dàng. Kỹ năng nhận thức không gian liên quan đến việc giải quyết các vấn đề về định hướng không gian và bố trí các đối tượng trong kiến trúc.

Năng lực cốt lõi của kỹ năng này bao gồm trí tưởng tượng; lý luận không gian, thao tác hình ảnh, kỹ năng đồ họa và nghệ thuật. Ngoài ra; nhận thức không gian còn liên quan đến sự tương tác đầy đủ với ánh sáng, khí quyển, vật liệu và bản chất xúc giác của không gian.

Kỹ năng nhận thức không gian trong thiết kế có thể được mô tả thông qua: khả năng tưởng tượng và vận dụng không gian theo những cách linh hoạt; khả năng thực hiện tổ chức không gian; sự nhạy cảm với không gian và khả năng hình thành không gian một cách chiến lược.

5. Kỹ năng tư duy logic là điều bắt buộc có ở mỗi Kiến trúc sư

Kỹ năng tư duy logic liên quan trực tiếp đến khả năng sử dụng suy luận logic; đặt ra mối liên hệ nguyên nhân – kết quả cho mỗi vấn đề và hiểu được mối quan hệ giữa các hành động; đối tượng hoặc ý tưởng.

Kiến trúc sư có kỹ năng này để định lượng và thực hiện các phép toán/ logic phức tạp. Mặc dù; việc sử dụng kỹ năng này trong thiết kế có thể được coi là làm giảm tính sáng tạo; tuy nhiên lại đặc biệt có giá trị khi ngày nay kỹ thuật và công nghệ đang rất được coi trọng.

Kỹ năng tư duy logic trong thiết kế có thể được mô tả thông qua: sự nhạy cảm với việc sử dụng số và hình học; khả năng đưa ra các giả thiết cho các chiến lược thiết kế và khả năng giải quyết các khía cạnh chức năng và lập trình của thiết kế.

Khi bước vào một thời kì mới, không chỉ có một người; một tổ chức hay một ngành nghề nào phải thay đổi mà tất cả mọi người ở tất cả mọi công việc đều phải có sự đổi mới. Với ngành Kiến trúc sư chính là việc trau dồi đầy đủ những kỹ năng trên

Phan Thị Huyền Trân

957 lượt xem
lượt xem

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào