Biến phí là gì? Lương của người lao động hưởng lương theo thời gian là biến phí hay định phí?

Bất kỳ doanh nghiệp nào cũng có mục tiêu tăng trưởng doanh thu và lợi nhuận. Để tối đa hóa lợi nhuận, công ty phải đặt mục tiêu tăng doanh thu và giảm thiểu chi phí. Để giảm các chi phí này, một công ty phải có khả năng xác định và đo lường các chi phí được bao gồm trong các yếu tố sản xuất như tiền lương, tiền thuê nhà, điện, vật liệu và vật tư, v.v. Những chi phí này có thể được chia thành hai loại; chi phí biến đổi và chi phí cố định. Vậy biến phí và định phí khác nhau như thế nào?

Biến phí là gì?

Biến phí hay còn gọi là chi phí biến đổi (Variable charges) là những khoản chi phí sẽ thay đổi khi hoạt động kinh doanh thay đổi. Biến phí bao gồm: Nguyên vật liệu sản xuất, một số khoản chi phí sản xuất như chi phí điện nước, sửa chữa máy móc, bao bì đóng gói, chi phí hoa hồng…Có thể chia biến phí thành hai loại:

- Biến phí tỷ lệ: Là loại biến phí tỷ lệ thuận với mức độ của hoạt động sản xuất kinh doanh.

- Biến phí cấp bậc: Là biến phí chỉ thay đổi khi mức độ hoạt động của doanh nghiệp thay đổi một cách rõ ràng, vượt qua một giới hạn nhất định.

Biến phí có các đặc điểm sau:

- Tổng biến phí thay đổi khi thay đổi mức độ hoạt động.

- Biến phí trên 1 đơn vị sản phẩm không đổi khi thay đổi mức độ hoạt động;

- Nếu công ty không có hoạt động thì biến phí bằng 0.

Biến phí là gì? Lương của người lao động hưởng lương theo thời gian là biến phí hay định phí?

Biến phí là gì? Lương của người lao động hưởng lương theo thời gian là biến phí hay định phí? (Hình từ Internet)

Định phí là gì?

Định phí hay còn gọi là chi phí cố định (Fixed cost, ký hiệu: FC) là những khoản chi phí sẽ không thay đổi theo mức độ hoạt động của doanh nghiệp.

Định phí thường là những khoản chi phí đầu tư cho cơ sở cấu trúc hạ tầng để tạo ra năng lực sản xuất kinh doanh như: khấu hao tài sản cố định, chi phí thuê tài sản, tiền lương nhân viên và cán bộ quản lý, chi phí nghiên cứu và đào tạo, thiết bị máy móc, các khoản bảo hiểm chống cháy, chống trộm.

Trong kế toán quản trị chia định phí làm hai loại: Định phí bắt buộc và định phí tùy ý.

Tổng định phí không thay đổi khi mức độ hoạt động thay đổi trong một khoảng thời gian cụ thể. Khi mức độ hoạt động thay đổi thì định phí trên một đơn vị sản phẩm sẽ thay đổi theo. Định phí có thể tồn tại ngay cả khi doanh nghiệp ngừng hoạt động trong một thời gian.

Định phí và biến phí khác nhau ra sao?

Hiện vẫn còn nhiều người nhầm lẫn giữa định phí và biến phí nên bài viết dưới đây có tổng hợp và so sánh một số điểm khác nhau giữa hai loại phí này dưới đây:

(1) Về định phí:

Khi mức độ hoạt động thay đổi trong một khoảng thời gian cụ thể và trong một giới hạn đã định thì tổng định phí sẽ không thay đổi nhưng định phí trên một đơn vị sản phẩm sẽ thay đổi theo.

Định phí có thể vẫn còn tồn tại ngay cả khi doanh nghiệp ngừng hoạt động trong một thời gian nào đó.

Định phí thường bao gồm các chi phí như: Khấu hao tài sản cố định, chi phí thuê mặt bằng, máy móc thiết bị, chi phí marketing, chi phí nghiên cứu sản phẩm mới…

(2) Về biến phí:

Khi mức độ hoạt động thay đổi thì tổng biến phí sẽ thay đổi dựa vào sự biến động của doanh nghiệp trong kinh doanh nhưng biến phí trên 1 đơn vị sản phẩm vẫn không đổi.

Khi doanh nghiệp không còn hoạt động thì biến phí của doanh nghiệp cũng sẽ không còn tồn tại theo.

Biến phí thường bao gồm các chi phí như: Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp, chi phí nhân công trực tiếp, chi phí mua các phụ tùng sửa chữa máy móc thiết bị, các chi phí liên quan đến điện nước,…

Nếu trong lĩnh vực thương mại thì các biến phí sẽ bao gồm chi phí về việc thuê mặt bằng và các chi phí về chiết khấu hoa hồng cho đại lý.

Lương của người lao động hưởng lương theo thời gian là biến phí hay định phí?

Tiền lương của người lao động hưởng lương theo thời gian được xem là định phí vì doanh nghiệp vẫn phải tiền lương cho người lao động để phục vụ cho quá trình hoạt động của tổ chức.

Có thể thấy, đây là những khoản chi phí bất biến mà nó không ảnh hưởng gì tới khối lượng sản phẩm được sản xuất và bán ra. Vì vậy, cho dù khối lượng sản phẩm mà doanh nghiệp tạo ra tăng hay giảm thì công ty vẫn phải trả đủ ngần đấy tiền lương cho người lao động.

Đoàn Thanh Hiền

12422 lượt xem
lượt xem

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào