5 bước để rèn luyện tư duy ngược trong kinh doanh là gì?

Để rèn luyện tư duy ngược trong kinh doanh cần làm gì?

Tư duy ngược là gì?

Tư duy ngược là một phương pháp suy luận hay phân tích một vấn đề từ một góc độ ngược lại so với phương pháp thông thường. Thay vì đi từ dữ liệu hoặc điều kiện hiện tại để đưa ra một kết luận, tư duy ngược đòi hỏi người suy luận phải bắt đầu từ kết quả mong muốn hoặc mục tiêu cuối cùng, sau đó làm việc ngược lại để xác định những điều kiện hoặc hành động cần thiết để đạt được mục tiêu đó.

Phương pháp này thường được sử dụng trong lĩnh vực kỹ thuật, khoa học, và trong quản lý vấn đề. Nó giúp người suy luận nhìn nhận một vấn đề một cách toàn diện hơn bằng cách phân tích từ phía cuối cùng và xác định các bước cần thiết để đạt được mục tiêu đó. Tư duy ngược cũng giúp tìm ra các rủi ro và hậu quả tiềm ẩn, từ đó giúp nâng cao chất lượng quyết định và kế hoạch.

5 bước để rèn luyện tư duy ngược trong kinh doanh là gì?

5 bước để rèn luyện tư duy ngược trong kinh doanh là gì?

5 bước để rèn luyện tư duy ngược trong kinh doanh là gì?

Bước 1: Xác định vấn đề

Bước đầu tiên đó là cần xác định vấn đề là gì? Giả sử đang kinh doanh và muốn tăng doanh số bán hàng của mình, vấn đề có thể đặt ra là “Làm thế nào để tăng doanh số bán hàng?”

Bước 2: Lật ngược vấn đề

Sau khi đã xác định được vấn đề, hãy lật ngược vấn đề đó lại hoặc suy nghĩ cách để làm cho vấn đề đó trở nên tệ hơn thay vì tìm cách giải quyết vấn đề đó.

Với vấn đề: “Làm thế nào để tăng doanh số bán hàng?”, có thể lật ngược hoặc làm cho nó trở nên tệ hơn như sau: “Làm thế nào để giảm doanh số bán hàng?”

Bước 3: Thu thập ý kiến

Bước tiếp theo là tiến hành thu thập ý kiến của các thành viên trong nhóm, hoặc các khách hàng tiềm năng về vấn đề đã được lật ngược là cách làm cho doanh số bán hàng giảm đi. Có thể phỏng vấn trực tiếp từng thành viên nhóm, khách hàng tiềm năng hoặc sử dụng các công cụ khảo sát trực tuyến, hay tổ chức một buổi thảo luận về nó.

Các ý kiến thu thập được có thể là:

- Tăng giá sản phẩm.

- Giảm chất lượng sản phẩm, dịch vụ.

- Không triển khai thực hiện các chính sách ưu đãi, khuyến mãi, chính sách đổi trả hay bảo hành.

- Không có phản hồi hay tương tác với khách hàng khi tư vấn sản phẩm, dịch vụ.

- Không cải tiến sản phẩm.

- Không phản hồi lại các đánh giá, nhận xét của khách hàng.

- Cắt giảm các kênh phân phối và phân phối không rõ hàng để khách hàng không biết địa điểm mua.

- Để những người có ảnh hưởng nói xấu về sản phẩm.

Bước 4: Đảo ngược ý tưởng

Khi thu thập được những ý kiến về cách làm giảm doanh số bán hàng, tiến hành đảo ngược những ý tưởng đó để thu về những ý tưởng có thể giúp bạn tăng doanh số bán hàng. Kết quả khi đảo ngược các ý tưởng trên sẽ là:

- Không tăng giá và có thể giảm giá sản phẩm.

- Tăng thêm chất lượng sản phẩm, dịch vụ.

- Triển khai thực hiện các chính sách ưu đãi, khuyến mãi, chính sách đổi trả, bảo hành.

- Liên tục cải tiến sản phẩm để phù hợp với xu hướng của người tiêu dùng.

- Phản hồi tích cực các đánh giá, nhận xét của khách hàng.

- Mở rộng hệ thống kênh phân phối và truyền thông rõ về các kênh phân phối để khách hàng có thể biết.

Bước 5: Đánh giá ý tưởng và xác định giải pháp

- Đánh giá các ý tưởng và xác định giải pháp

- Khi có được một loạt các ý tưởng có thể giúp giải quyết vấn đề, cần đánh giá xem ý tưởng nào khả thi nhất và xác định giải pháp thực hiện. Để đánh giá ý tưởng, có thể sử dụng các tiêu chí và sắp xếp theo mức độ quan trọng của tiêu chí. Tùy thuộc vào vấn đề mà sẽ sử dụng những tiêu chí khác nhau. Trong tình huống tăng doanh số bán hàng, có thể sử dụng những tiêu chí sau để đánh giá các ý tưởng:

+ Mục tiêu.

+ Chi phí.

+ Thời gian thực hiện.

+ Khả năng thực hiện.

+ Khả năng đo lường hiệu quả.

Sau khi đánh giá, sẽ chọn ra được ý tưởng khả thi và tốt nhất. Sẽ lập kế hoạch, phân công nghiệp vụ để triển khai ý tưởng đó.

Lê Long Triều

403 lượt xem
lượt xem

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào