Biển số xe Hà Nội là số mấy? Mức lương tối thiểu người lao động tại Hà Nội là bao nhiêu?

Theo quy định hiện hành thì biển số xe Hà Nội là số nào? Mức lương tối thiểu người lao động tại Hà Nội là bao nhiêu?

Biển số xe Hà Nội là số mấy?

Căn cứ theo Phụ lục 02 ban hành kèm theo Thông tư 24/2023/TT-BCA có quy định về biển số xe Hà Nội, cụ thể như sau:

Biển (bảng) số xe thành phố Hà Nội được đánh số ký hiệu từ 29 đến 33 và 40.

Ngoài ra, bạn có căn cứ vào số hiệu dưới đây để tra cứu cho chi tiết mã biển số xe cụ thể đến các quận ở thành phố Hà Nội cho phù hợp.

Mã biển số xe Hà Nội đối với xe máy:

- Mã biển số quận Ba Đình: 29 – B1

- Mã biển số quận Hoàn Kiếm: 29 – C1

- Mã biển số quận Hai Bà Trưng: 29 – D1

- Mã biển số quận Đống Đa: 29-E1-E2

- Mã biển số quận Tây Hồ: 29-F1

- Mã biển số quận Thanh Xuân: 29-G1

- Mã biển số quận Hoàng Mai: 29-H1

- Mã biển số quận Long Biên: 29-K1

- Mã biển số quận Cầu Giấy: 29-P1

- Mã biển số quận Hà Đông: 29-T1

- Mã biển số quận Nam Từ Liêm: 29-L1

- Mã biển số quận Bắc Từ Liêm: 29-L5

- Mã biển số huyện Thanh Trì: 29-M1

- Mã biển số huyện Gia Lâm: 29-N1

- Mã biển số huyện Đông Anh: 29-S1

- Mã biển số huyện Sóc Sơn: 29-S6

- Mã biển số huyện Ba Vì: 29-V1

- Mã biển số huyện Phúc Thọ: 29-V3

- Mã biển số huyện Thạch Thất: 29-V5

- Mã biển số huyện Quốc Oai: 29-V7

- Mã biển số huyện Chương Mỹ: 29-X1

- Mã biển số huyện Đan Phượng: 29-X3

- Mã biển số huyện Hoài Đức: 29-X5

- Mã biển số huyện Thanh Oai: 29-X7

- Mã biển số huyện Mỹ Đức: 29-Y1

- Mã biển số huyện Ứng Hòa: 29-Y3

- Mã biển số huyện Thường Tín: 29-Y5

- Mã biển số huyện Phú Xuyên: 29-Y7

- Mã biển số huyện Mê Linh: 29-Z1

- Mã biển số thị xã Sơn Tây: 29-U1

​Mã biển số xe Hà Nội đối với xe ô tô:

- Mã biển số dành cho xe con dưới 9 chỗ ngồi: 29, 30 A XXXX

- Mã biển số dành cho xe tải và xe bán tải van: 29, 30 C XXXX

- Mã biển số dành cho xe du lịch và xe khách: 29, 30 B XXXX

Biển số xe Hà Nội là số mấy? Mức lương tối thiểu người lao động tại Hà Nội là bao nhiêu?

Biển số xe Hà Nội là số mấy? Mức lương tối thiểu người lao động tại Hà Nội là bao nhiêu?

Mức lương tối thiểu người lao động tại Hà Nội là bao nhiêu?

Căn cứ theo khoản 1 Điều 91 Bộ luật Lao động 2019 thì có thể hiểu mức lương tối thiểu vùng là mức lương thấp nhất được trả cho người lao động khi làm công việc giản đơn nhất trong điều kiện lao động bình thường nhằm bảo đảm mức sống tối thiểu của người lao động và gia đình họ, phù hợp với điều kiện phát triển kinh tế - xã hội.

Căn cứ Điều 3 Nghị định 74/2024/NĐ-CP thì mức lương tối thiểu đối với người lao động làm việc tại Hà Nội từ ngày 01/7/2024 như sau:

- Vùng 1: Các Quận và các huyện Gia Lâm, Đông Anh, Sóc Sơn, Thanh Trì, Thường Tín, Hoài Đức, Thạch Thất, Quốc Oai, Thanh Oai, Mê Linh, Chương Mỹ và thị xã Sơn Tây.

+ Mức lương tối thiểu tháng: 4.960.000 đồng.

+ Mức lương tối thiểu giờ: 23.800 đồng.

- Vùng 2: Các huyện và các Quận Ba Đình, Hoàn Kiếm, Tây Hồ, Long Biên, Cầu Giấy, Đống Đa, Hai Bà Trưng, Hoàng Mai, Nam Từ Liêm, Bắc Từ Liêm, Hà Đông, Ba Vì, Phúc Thọ, Đan Phượng, Phú Xuyên, Mỹ Đức, Ứng Hòa, Thanh Xuân.

+ Mức lương tối thiểu tháng: 4.410.000 đồng.

+ Mức lương tối thiểu giờ: 21.200 đồng.

Trả lương cho người lao động thấp hơn mức lương tối thiểu vùng bị phạt gì?

Căn cứ Điều 90 Bộ luật Lao động 2019 quy định như sau:

Tiền lương
1. Tiền lương là số tiền mà người sử dụng lao động trả cho người lao động theo thỏa thuận để thực hiện công việc, bao gồm mức lương theo công việc hoặc chức danh, phụ cấp lương và các khoản bổ sung khác.
2. Mức lương theo công việc hoặc chức danh không được thấp hơn mức lương tối thiểu.
3. Người sử dụng lao động phải bảo đảm trả lương bình đẳng, không phân biệt giới tính đối với người lao động làm công việc có giá trị như nhau.

Theo đó, người sử dụng lao động trả lương cho người lao động theo thỏa thuận để thực hiện công việc, bao gồm mức lương theo công việc hoặc chức danh, phụ cấp lương và các khoản bổ sung khác và đảm bảo không được thấp hơn mức lương tối thiểu.

Căn cứ khoản 3, khoản 5 Điều 17 Nghị định 12/2022/NĐ-CP quy định về xử phạt hành chính đối với hành vi vi phạm quy định về tiền lương, cụ thể như sau:

Vi phạm quy định về tiền lương
...
3. Phạt tiền đối với người sử dụng lao động khi có hành vi trả lương cho người lao động thấp hơn mức lương tối thiểu do Chính phủ quy định theo các mức sau đây:
a) Từ 20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng đối với vi phạm từ 01 người đến 10 người lao động;
b) Từ 30.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng đối với vi phạm từ 11 người đến 50 người lao động;
c) Từ 50.000.000 đồng đến 75.000.000 đồng đối với vi phạm từ 51 người lao động trở lên.
...
5. Biện pháp khắc phục hậu quả
a) Buộc người sử dụng lao động trả đủ tiền lương cộng với khoản tiền lãi của số tiền lương chậm trả, trả thiếu cho người lao động tính theo mức lãi suất tiền gửi không kỳ hạn cao nhất của các ngân hàng thương mại nhà nước công bố tại thời điểm xử phạt đối với hành vi vi phạm quy định tại khoản 2, khoản 3 Điều này;
b) Buộc người sử dụng lao động trả đủ khoản tiền tương đương với mức đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp cộng với khoản tiền lãi của số tiền đó tính theo mức lãi suất tiền gửi không kỳ hạn cao nhất của các ngân hàng thương mại nhà nước công bố tại thời điểm xử phạt cho người lao động đối với hành vi vi phạm quy định tại khoản 4 Điều này.

Lưu ý: Căn cứ khoản 1 Điều 6 Nghị định 12/2022/NĐ-CP thì mức phạt tiền trên chỉ áp dụng đối với cá nhân, trường hợp là tổ chức thì áp dụng mức phạt sẽ gấp đôi.

Như vậy trường hợp công ty có hành vi trả lương cho người lao động thấp hơn mức lương tối thiểu do Chính phủ quy định theo các mức sau đây:

- Từ 40.000.000 đồng đến 60.000.000 đồng đối với vi phạm từ 01 người đến 10 người lao động;

- Từ 60.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng đối với vi phạm từ 11 người đến 50 người lao động;

- Từ 100.000.000 đồng đến 150.000.000 đồng đối với vi phạm từ 51 người lao động trở lên.

Ngoài ra thì công ty còn phải trả đủ tiền lương cộng với khoản tiền lãi của số tiền lương chậm trả, trả thiếu cho người lao động tính theo mức lãi suất tiền gửi không kỳ hạn cao nhất của các ngân hàng thương mại nhà nước công bố tại thời điểm xử phạt.

Biển số xe
Căn cứ pháp lý
MỚI NHẤT
Lao động tiền lương
Biển số xe Hà Nội là số mấy? Mức lương tối thiểu người lao động tại Hà Nội là bao nhiêu?
Lao động tiền lương
Thành phố Bến Tre có biển số xe bao nhiêu? Người lao động làm việc tại Thành phố Bến Tre có mức lương tối thiểu vùng theo giờ bao nhiêu?
Lao động tiền lương
Biển 35 ở đâu? Mức lương tối thiểu vùng tại tỉnh có biển số 35 là bao nhiêu?
Lao động tiền lương
Biển 28 ở đâu? Người lao động tại tỉnh này có mức lương tối thiểu vùng bao nhiêu?
Lao động tiền lương
Biển số xe 19 là tỉnh nào? Tỉnh này có mức lương tối thiểu vùng cao nhất là bao nhiêu?
Lao động tiền lương
Biển số xe 63 tỉnh thành là bao nhiêu? Mức lương tối thiểu tháng của địa bàn nào được điều chỉnh lên nhiều nhất từ 01/7/2024 (dự kiến)?
Lao động tiền lương
Tỉnh Đồng Tháp có biển số xe là bao nhiêu? Mức lương tối thiểu vùng cao nhất của tỉnh này là bao nhiêu?
Lao động tiền lương
Biển số xe tỉnh Kon Tum là bao nhiêu? Mức lương tối thiểu vùng tại tỉnh Kon Tum sắp tới có tăng không?
Lao động tiền lương
Biển số xe tỉnh Lai Châu là bao nhiêu? Sắp tới mức lương tối thiểu vùng tại đây có tăng không?
Lao động tiền lương
Tỉnh Tiền Giang có biển số xe là bao nhiêu? Mức lương tối thiểu vùng cao nhất tại đây là bao nhiêu?
Đi đến trang Tìm kiếm - Biển số xe
85 lượt xem
TÌM KIẾM LIÊN QUAN
Biển số xe

TÌM KIẾM VĂN BẢN
Xem toàn bộ văn bản về Biển số xe

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào