Bến phà Cát Lái có đi qua Thành phố Hồ Chí Minh hay không? Mức lương tối thiểu vùng Tp.HCM là bao nhiêu?
Bến phà Cát Lái có đi qua Thành phố Hồ Chí Minh hay không?
Bến phà Cát Lái nằm ở cuối đường Nguyễn Thị Định, phường Thạnh Mỹ Lợi, thành phố Thủ Đức, Thành phố Hồ Chí Minh. Bến phà kết nối Thành phố Hồ Chí Minh với tỉnh Đồng Nai qua sông Đồng Nai.
Phà Cát Lái đóng vai trò quan trọng trong việc kết nối giao thông giữa Thành phố Hồ Chí Minh và tỉnh Đồng Nai. Tuy nhiên, do lượng phương tiện qua lại đông đúc, phà Cát Lái thường xuyên xảy ra tình trạng kẹt xe. Dự án Cầu Cát Lái đang được triển khai xây dựng và dự kiến hoàn thành vào năm 2025, hứa hẹn sẽ giải quyết được tình trạng kẹt xe tại khu vực này.
Do đó, bến phà Cát Lái có đi qua Thành phố Hồ Chí Minh.
Bến phà Cát Lái có đi qua Thành phố Hồ Chí Minh hay không? Mức lương tối thiểu vùng Tp.HCM là bao nhiêu? (Hình từ Internet)
Mức lương tối thiểu vùng Tp.HCM hiện nay là bao nhiêu?
Tại Điều 3 Nghị định 38/2022/NĐ-CP có quy định như sau:
Mức lương tối thiểu
1. Quy định mức lương tối thiểu tháng và mức lương tối thiểu giờ đối với người lao động làm việc cho người sử dụng lao động theo vùng như sau:
2. Danh mục địa bàn vùng I, vùng II, vùng III, vùng IV được quy định tại Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định này.
3. Việc áp dụng địa bàn vùng được xác định theo nơi hoạt động của người sử dụng lao động như sau:
a) Người sử dụng lao động hoạt động trên địa bàn thuộc vùng nào thì áp dụng mức lương tối thiểu quy định đối với địa bàn đó.
b) Người sử dụng lao động có đơn vị, chi nhánh hoạt động trên các địa bàn có mức lương tối thiểu khác nhau thì đơn vị, chi nhánh hoạt động ở địa bàn nào, áp dụng mức lương tối thiểu quy định đối với địa bàn đó.
...
Dẫn chiếu đến Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định 38/2022/NĐ-CP, mức lương tối thiểu vùng trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh sẽ được áp dụng các mức sau:
- Các quận, thành phố Thủ Đức và các huyện Củ Chi, Hóc Môn, Bình Chánh, Nhà Bè thuộc thành phố Hồ Chí Minh: 4.680.000 đồng/tháng hoặc 22.500 đồng/giờ
- Huyện Cần Giờ thuộc thành phố Hồ Chí Minh: 4.160.000 đồng/tháng hoặc 20.000 đồng/giờ
Năm 2024, mức lương tối thiểu vùng tỉnh Tp.HCM sẽ tăng lên bao nhiêu?
Bộ Lao động-Thương binh và Xã hội đã có Tờ trình số 15/TTr-BLĐTBXH trình Chính phủ về dự thảo Nghị định quy định mức lương tối thiểu đối với người lao động làm việc theo hợp đồng lao động.
Xem dự thảo Nghị định quy định mức lương tối thiểu đối với người lao động làm việc theo hợp đồng lao động: Tại đây
Theo đó , Hội đồng Tiền lương Quốc gia đã chốt mức tăng lương tối thiểu vùng 2024 là 6%, thời gian áp dụng từ ngày 01/7/2024, theo mức tăng này thì tiền lương tối thiểu vùng dự kiến tăng lên cụ thể như sau:
- Vùng 1 tăng từ 4,68 triệu đồng/tháng lên 4,96 triệu đồng/tháng (tăng thêm 280 nghìn đồng).
- Vùng 2 tăng từ 4,16 triệu đồng/tháng lên 4,41 triệu đồng/tháng (tăng 250 nghìn đồng).
- Vùng 3 tăng từ 3,64 triệu đồng/tháng lên 3,86 triệu đồng/tháng (tăng 220 nghìn đồng).
- Vùng 4 tăng từ 3,25 triệu đồng/tháng lên 3,45 triệu đồng/tháng (tăng 200 nghìn đồng).
Đối với lương tối thiểu giờ, hội đồng cũng thống nhất tăng tương ứng 6%, vùng 1 đạt 23.800 đồng; vùng 2 lên 21.200 đồng; vùng 3 là 18.600 đồng; vùng 4 là 16.600 đồng.
Như vậy, từ ngày 01/7/2024, mức lương tối thiểu vùng tăng trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh như sau:
- Các quận, thành phố Thủ Đức và các huyện Củ Chi, Hóc Môn, Bình Chánh, Nhà Bè thuộc thành phố Hồ Chí Minh: 4.960.000 đồng/tháng hoặc 23.800 đồng/giờ
- Huyện Cần Giờ thuộc thành phố Hồ Chí Minh: 4.410.000 đồng/tháng hoặc 21.200 đồng/giờ
Trả lương thấp hơn mức lương tối thiểu vùng bị phạt thế nào?
Tại khoản 3 và khoản 5 Điều 17 Nghị định 12/2022/NĐ-CP có quy định như sau:
Vi phạm quy định về tiền lương
...
3. Phạt tiền đối với người sử dụng lao động khi có hành vi trả lương cho người lao động thấp hơn mức lương tối thiểu do Chính phủ quy định theo các mức sau đây:
a) Từ 20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng đối với vi phạm từ 01 người đến 10 người lao động;
b) Từ 30.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng đối với vi phạm từ 11 người đến 50 người lao động;
c) Từ 50.000.000 đồng đến 75.000.000 đồng đối với vi phạm từ 51 người lao động trở lên.
...
5. Biện pháp khắc phục hậu quả
a) Buộc người sử dụng lao động trả đủ tiền lương cộng với khoản tiền lãi của số tiền lương chậm trả, trả thiếu cho người lao động tính theo mức lãi suất tiền gửi không kỳ hạn cao nhất của các ngân hàng thương mại nhà nước công bố tại thời điểm xử phạt đối với hành vi vi phạm quy định tại khoản 2, khoản 3 Điều này;
...
Lưu ý: Căn cứ khoản 1 Điều 6 Nghị định 12/2022/NĐ-CP thì mức phạt tiền trên chỉ áp dụng đối với cá nhân, trường hợp là tổ chức thì áp dụng mức phạt gấp đôi.
Như vậy trường hợp công ty có hành vi trả lương cho người lao động thấp hơn mức lương tối thiểu do Chính phủ quy định sẽ bị phạt tiền từ 40.000.000 đồng đến 150.000.000 đồng tùy theo số lượng người vi phạm.
Ngoài ra thì công ty còn phải trả đủ tiền lương cộng với khoản tiền lãi của số tiền lương chậm trả, trả thiếu cho người lao động tính theo mức lãi suất tiền gửi không kỳ hạn cao nhất của các ngân hàng thương mại nhà nước công bố tại thời điểm xử phạt.