Bãi bỏ thi thăng hạng viên chức năm 2024 chỉ còn xét thăng hạng chức danh nghề nghiệp từ thấp lên cao hơn?

Cho tôi hỏi bãi bỏ thi thăng hạng viên chức chỉ còn xét thăng hạng chức danh nghề nghiệp từ thấp lên cao hơn có đúng không ạ? Câu hỏi của chị M.L (Bình Dương).

Thi thăng hạng chức danh nghề nghiệp viên chức được quy định theo Nghị định 115 như nào?

Căn cứ Điều 39 Nghị định 115/2020/NĐ-CP quy định hình thức, nội dung và thời gian thi thăng hạng chức danh nghề nghiệp như sau:

1. Môn kiến thức chung:

- Hình thức thi: Thi trắc nghiệm;

- Nội dung thi: 60 câu hỏi về chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách pháp luật về ngành, lĩnh vực sự nghiệp, pháp luật về viên chức theo yêu cầu của chức danh nghề nghiệp dự thi;

- Thời gian thi: 60 phút.

2. Môn ngoại ngữ:

- Hình thức thi: Thi trắc nghiệm;

- Nội dung thi: 30 câu hỏi về một trong năm thứ tiếng Anh, Nga, Pháp, Đức, Trung Quốc theo yêu cầu của chức danh nghề nghiệp dự thi do người đứng đầu cơ quan, đơn vị có thẩm quyền tổ chức thi thăng hạng chức danh nghề nghiệp quyết định;

- Thời gian thi: 30 phút.

3. Môn tin học:

- Hình thức thi: Thi trắc nghiệm;

- Nội dung thi: 30 câu hỏi theo yêu cầu của chức danh nghề nghiệp dự thi;

- Thời gian thi: 30 phút.

4. Môn nghiệp vụ chuyên ngành:

- Đối với thi thăng hạng chức danh nghề nghiệp hạng I: Thi viết đề án, thời gian 08 tiếng và thi bảo vệ đề án, thời gian tối đa 30 phút theo yêu cầu của chức danh nghề nghiệp dự thi. Thi viết đề án và thi bảo vệ đề án được chấm với thang điểm 100 cho mỗi bài thi;

- Đối với thi thăng hạng chức danh nghề nghiệp hạng II: Thi viết, thời gian 180 phút theo yêu cầu của chức danh nghề nghiệp dự thi, thang điểm 100;

- Đối với thi thăng hạng chức danh nghề nghiệp hạng III và hạng IV: Thi viết, thời gian 120 phút theo yêu cầu của chức danh nghề nghiệp dự thi, thang điểm 100.

5. Trường hợp cơ quan, đơn vị có thẩm quyền tổ chức thi thăng hạng chức danh nghề nghiệp quyết định tổ chức thi trắc nghiệm trên máy vi tính thì không phải thi môn tin học và phải thông báo điểm thi cho viên chức dự thi được biết ngay sau khi kết thúc thời gian làm bài thi trên máy vi tính. Không phúc khảo kết quả thi trắc nghiệm trên máy vi tính.

6. Miễn thi môn ngoại ngữ đối với các trường hợp sau:

- Viên chức tính đến tháng đủ tuổi nghỉ hưu còn dưới 05 năm công tác;

- Viên chức có chứng chỉ tiếng dân tộc thiểu số hoặc là người dân tộc thiểu số đang công tác ở vùng dân tộc thiểu số;

- Viên chức có bằng tốt nghiệp đại học, sau đại học chuyên ngành ngoại ngữ hoặc có bằng tốt nghiệp chuyên ngành ngoại ngữ cùng trình độ đào tạo so với trình độ đào tạo chuyên môn, nghiệp vụ quy định trong tiêu chuẩn của chức danh nghề nghiệp dự thi;

- Viên chức có bằng tốt nghiệp đại học, sau đại học hoặc có bằng tốt nghiệp theo yêu cầu trình độ đào tạo so với trình độ đào tạo chuyên môn, nghiệp vụ quy định trong tiêu chuẩn của chức danh nghề nghiệp dự thi học tập ở nước ngoài hoặc học bằng tiếng nước ngoài ở Việt Nam, được cơ quan có thẩm quyền công nhận;

7. Miễn thi môn tin học đối với các trường hợp có bằng tốt nghiệp từ trung cấp trở lên các chuyên ngành liên quan đến tin học, công nghệ thông tin.

Bãi bỏ thi thăng hạng viên chức năm 2024 chỉ còn xét thăng hạng chức danh nghề nghiệp từ thấp lên cao hơn?

Bãi bỏ thi thăng hạng viên chức chỉ còn xét thăng hạng chức danh nghề nghiệp từ thấp lên cao hơn?

Chính phủ ban hành Nghị định 85/2023/NĐ-CP sửa đổi một số điều của Nghị định 115/2020/NĐ-CP ngày 25/9/2023 về tuyển dụng và quản lý viên chức.

Trong đó, Điều 39 Hình thức, nội dung và thời gian thi thăng hạng chức danh nghề nghiệp nay được sửa đổi thành Nội dung, hình thức xét thăng hạng.

Bên cạnh đó, Nghị định 85/2023/NĐ-CP đã bãi bỏ các quy định liên quan về thi thăng hạng viên chức sau đây:

- Bãi bỏ: Khoản 3, khoản 4 Điều 37; khoản 6 Điều 62; khoản 4 Điều 63 và khoản 4 Điều 64 Nghị định 115/2020/NĐ-CP.

- Bãi bỏ cụm từ: “thi hoặc”, “dự thi hoặc” tại khoản 2 Điều 29, Điều 31, Điều 34, Điều 35, Điều 36, Điều 37, Điều 38, khoản 3 Điều 62, khoản 2 Điều 67 Nghị định 115/2020/NĐ-CP.

Về điều khoản thi hành, Nghị định nêu rõ, trường hợp đã được cấp có thẩm quyền xem xét, phê duyệt đề án, kế hoạch tổ chức thi hoặc xét thăng hạng chức danh nghề nghiệp viên chức trước ngày 7/12/2023 thì được tiếp tục thực hiện theo đề án, kế hoạch đã được phê duyệt trong thời hạn 06 tháng kể từ ngày 7/12/2023. Sau thời hạn này nếu không hoàn thành thì thực hiện theo quy định tại Nghị định 85/2023/NĐ-CP

Vì sao lại tiến hành bỏ thi thăng hạng viên chức?

Tại họp báo Chính phủ thường kỳ tháng 8/2023, đại diện Bộ Nội vụ đã trao đổi với báo chí về việc bỏ thi thăng hạng viên chức.

Chánh Văn phòng, Người phát ngôn Bộ Nội vụ cho biết, việc thi nâng ngạch công chức, thăng hạng chức danh nghề nghiệp đã được thực hiện từ khi có Pháp lệnh Cán bộ, công chức ngày 26/2/1998 đến nay.

Trong quá trình tổ chức thi, có một số khó khăn như sau: Thứ nhất, theo Luật Cán bộ, công chức và Luật Viên chức hiện hành, đã phân cấp cho các bộ, ngành, địa phương ban hành các tiêu chuẩn, điều kiện để tổ chức thi nhưng hiện nay các bộ, ngành chưa ban hành thông tư. Mới có một vài bộ, còn một số bộ chưa ban hành thông tư.

Viên chức tập trung chủ yếu ở ngành giáo dục, y tế, khoa học công nghệ là những ngành chưa ban hành quy định về tiêu chuẩn, điều kiện để tổ chức thi, do vậy rất khó để tiến hành tổ chức thi.

Thứ hai là việc chưa quy định được nội dung thi dẫn tới thi chưa sát với yêu cầu vị trí việc làm cũng như công việc của viên chức. Chính vì vậy, thi còn hình thức và không phản ánh được thực chất của việc nâng cao chất lượng đội ngũ công chức, viên chức qua thi đánh giá.

Thứ ba, viên chức được quy định vị trí việc làm chưa rõ ràng, mà số lượng viên chức rất lớn, khoảng gần 2 triệu viên chức trong cả nước. Việc tổ chức thi hằng năm rất khó, số lượng tổ chức thi được rất ít.

Do vậy, những người đủ tiêu chuẩn, điều kiện xếp hàng dài chưa được thi, ảnh hưởng rất lớn đến việc nâng cao trình độ, quyền lợi chính đáng của đội ngũ viên chức, đặc biệt là giáo viên.

Vấn đề khó nữa là trong việc thi có tiêu chuẩn điều kiện là phải có chứng chỉ chuyên ngành. Ví dụ phóng viên báo chí muốn thi nâng ngạch báo chí phải có chứng chỉ chuyên ngành báo chí; tương tự, bác sĩ cũng vậy. Nếu chúng ta chưa tổ chức được việc học những lớp này thì chưa có chứng chỉ và chưa đủ điều kiện dự thi. Đây là rào cản, hạn chế trong quá trình thi.

"Quá trình thi rất tốn kém, phải chi phí rất nhiều cho ban tổ chức thi, thí sinh cũng phải bỏ thời gian ôn thi, đi lại tốn kém và chi phí xã hội rất lớn. Nếu chúng ta bỏ việc thi sẽ tiết kiệm được chi phí xã hội và đặc biệt hạn chế, giảm được thủ tục hành chính".

Xem chi tiết: https://xaydungchinhsach.chinhphu.vn/chinh-phu-bo-quy-dinh-thi-thang-hang-vien-chuc-119231216111235597.htm

MỚI NHẤT
0 lượt xem
Bài viết mới nhất
TÌM KIẾM LIÊN QUAN

TÌM KIẾM VĂN BẢN

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào