Tùy tiện sử dụng các thiết bị để dừng tàu bị xử phạt thế nào? Xin cám ơn!
Tùy tiện sử dụng các thiết bị để dừng tàu bị xử phạt thế nào? Xin cám ơn!
Ngăn cản việc chạy tàu bị xử phạt thế nào? Xin cám ơn!
Những đối tượng nào có trách nhiệm tham gia BHYT?
Em trai tôi có mượn của bạn ở Kiến Thụy - Hải Phòng 1 chiếc xe máy Air -Blade ( không mượn giấy tờ) rồi mang cầm lấy 13 triệu đồng ở hiệu cầm đồ, nhưng không nói cho chủ xe biết. Sau đó 1 ngày mới nói cho chủ xe sự việc trên. Chủ xe có lên gặp nhà tôi và yêu cầu lấy xe ra trả nếu không sẽ nộp đơn kiện ra C.A. Nhưng do không có tiền lấy xe ra nên đến nay đã là 3 tháng ( sau khi cắm xe) em tôi vẫn chưa có tiền lấy xe ra. Đến hôm nay ngày 9/04/2012 em tôi có lệnh triệu tập của công an Lạch Tray - Hải Phòng. Xin cho tôi hỏi em tôi sẽ bị xử phạt vì tội danh gì? Và thụ án ở đâu. mức án có thể là bao nhiêu lâu? Gia đình có thể xin giảm án cho em tôi được không? Và nếu được gia đình tôi cần nhờ sự giúp đỡ của cơ quan nào? Tại sao em tôi ở Tiên Lãng - Hải Phòng, mượn xe của bạn ở Kiến Thụy - HP mà lại có lệnh triệu tập lại do C.A Lạch Tray HP ? Mong sớm nhận được sự giải đáp của các LS. Xin chân thành cảm ơn.
Để vật chướng ngại lên đường sắt làm cản trở giao thông đường sắt bị xử phạt thế nào? Mong ban biên tập trả lời câu hỏi của tôi. Xin cám ơn!
Cá nhân làm rơi gỗ, đá hoặc các vật thể khác gây sự cố, tai nạn chạy tàu bị xử phạt thế nào? Xin cám ơn!
Kính chào các vị luật sư ! Chúng tôi là 20/27 bị hại trong vụ án “Lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản” và “Lừa đảo chiếm đoạt tài sản” của Võ Khánh Dương, Nguyễn Thị Quỳnh Anh. Thông tin kết quả vụ án được đăng tải tại Link http://www.baothainguyen.org.vn/tin-tuc/phap-luat/vo-chong-vo-khanh-duong-nguyen-thi-quynh-anh-da-linh-an-57642-101.html . Nội dung chúng tôi xin trình bầy như sau: Vụ án được Cơ quan CSĐT CA tỉnh Thái Nguyên khởi tố vụ án, khởi tố bị can ngày 11/11/2008. Phiên tòa xét xử sơ thẩm tại Tòa án ND tỉnh Thái Nguyên mở ngày 21/11/2011. Một số tình tiết cơ bản được thể hiện tại các công văn của cơ quan CA và VKSND tỉnh Thái Nguyên ngày 25/10/2009 gửi VKSND tối cao ghi rằng: “ Xét thấy: đây là vụ án lớn, đặc biệt nghiệm trọng, có rất nhiều tình tiết phức tạp, xảy ra trong một thời gian dài, liên quan đến nhiều người … do vậy phải mất nhiều thời gian để hỏi cung bị can, ghi lời khai người bị hại, đối chất, giám định … (mới làm rõ số tiền gốc và tiền lãi) .. . Phải xác minh nhiều địa điểm liên quan đến nhiều ngành nhiều địa phương, như: Hà Nội, Đà Nẵng, Thành phố Hồ Chí Minh, Gia Lai… (mới làm rõ được các cơ sở kinh doanh hiện thuộc sở hữu của ai, có thể tạm giữ kê biên phục vụ thi hành án; mới làm rõ được các tài sản mà vợ chồng Quỳnh Anh đã mua, sắm; số tiền mà vợ chồng Quỳnh Anh đã sử dụng đi du lịch, sử dụng làm quảng cáo, sử dụng làm từ thiện …). Vì các lẽ trên: - Căn cứ điều 34 và khoản 2, khoản 3 điều 119 Bộ luật tố tụng hình sự nước Cộng Hòa Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam. Cơ quan cảnh sát điều tra công an tỉnh Thái Nguyên đề nghị viện kiểm sát nhân dân tối cao gia hạn thời hạn điều tra vụ án hình sự lần thứ 3, thời gian 4 tháng, kể từ 9/11/2009 đến ngày 9/3/2010 đối với vụ án hình sự nêu trên. - Căn cứ điều 34 khoản 2, khoản 3, khoản 5, điều 120 bộ luật tố tụng hình sự nước cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam. Cơ quan cảnh sát điều tra tỉnh Thái Nguyên đề nghị viện kiểm sát nhân dân tối cao gia hạn tạm giam lần thứ 3 thời hạn 4 tháng kể từ ngày 9/11/2009 đến 9/3/2010 đối với các bị can”. Công văn đã thể hiện rõ: Đây là một vụ án lớn, đã tạm giam các bị can 12 tháng để phục vụ công tác điều tra nhưng vẫn chưa hoàn thành nay cần gia hạn thêm 4 tháng nhưng không được VKSND tối cao chấp nhận và đã quyết định cho các bị can tại ngoại vì quan điểm là: “Kết quả điều tra đến nay cơ quan cảnh sát điều tra công an tỉnh Thái Nguyên chưa chứng minh được Nguyễn Thị Quỳnh Anh và Võ Khánh Dương có hành vi gian dối để chiếm đoạt tài sản, chưa chứng minh được Nguyễn Thị Quỳnh Anh và Võ Khánh Dương sử dụng tài sản vay vốn vào mục đích bất hợp pháp, chưa định giá được giá trị tài sản và khả năng thanh toán công nợ của Nguyễn Thị Quỳnh Anh và Võ Khánh Dương. Tài liệu trong hồ sơ cũng chưa có căn cứ chiếm đoạt tài sản. Trong khi đó tại khởi điểm khởi tố thì có hai khoản đến hạn trả nợ với số tiền là 300.000.000 … Vì lẽ trên viện kiểm sát nhân dân tối cao (Vụ I) thấy việc gia hạn tạm giam với bị can Nguyễn Thị Quỳnh Anh và Võ Khánh Dương là chưa có căn cứ, vì vậy không gia hạn tạm giam đối với Nguyễn Thị Quỳnh Anh và Võ Khánh Dương …” Thực trạng vụ án thế nào? Thời gian tố tụng thực tế quá dài (36 tháng 10 ngày). Tại kết quả phiên xử sơ thẩm đã phản ánh rõ tài sản Dương, Anh đã “Lừa đảo và Lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản” trên 186 tỷ đồng cho đến nay vẫn không thể làm rõ được hàng trăm tỷ đồng Dương, Anh chiếm đoạt đang cất giấu ở đâu? Do ai quản lý, tiêu thụ? Trong vụ án này Dương, Anh đã gây hậu quả đặc biệt nghiêm trọng như vậy. Kết quả cuối cùng còn tệ hại hơn thế nữa bởi Dương, Anh khai báo tại tòa là không còn bất cứ tài sản nào thì số tiền đã vay từ vài trăm triệu lên đến gần 60 tỷ đồng của các bị hại nay chỉ là con số không tròn trĩnh. Cho nên khi tòa tuyên buộc Dương, Anh phải bồi thường cho các bị hại nhưng không được bảo đảm trên thực tế. Các vấn đề chưa điều tra làm rõ được vì: - Do Dương, Anh ngoan cố không khai báo để chiếm đoạt bằng được tài sản của các bị hại. - Do cơ hội tuyệt vời từ việc cho tại ngoại trái pháp luật của Vụ I - VKSND tối cao đã hỗ trợ rất nhiều cho việc tẩu tán tài sản. - Do năng lực nghiệp vụ, do các vi phạm tố tụng của các cơ quan tiến hành tố tụng, do vi phạm pháp luật của một số cán bộ trực tiếp và không trực tiếp tham gia tố tụng trong các cơ quan tham gia tố tụng tỉnh Thái Nguyên. - Ngoài ra còn có thể từ sức mạnh của ai đó nữa đang giấu mặt đứng sau vụ án này chưa bị lộ diện? - Một số tài sản Dương, Anh do phạm tội mà có đã bị tẩu tán, cất giấu (được hiểu như vậy vì gần 2 năm tại ngoại mà không hề có ý thức, hành vi khắc phục hậu quả nào đối với chúng tôi 20/27 bị hại). - Do các cơ quan tố tụng không kiên quyết làm rõ hơn trăm tỷ đồng đã biến mất qua lời khai của Dương, Anh hiện đang ở đâu? Do ai quản lý, tiêu thụ?. Các bị hại giờ đây chỉ biết kêu trời mà thôi. - Một số tài sản khác của Dương, Anh nhờ người khác đứng tên, quản lý, cất giấu bị phát hiện đã bị sức ép của một số bị hại nên đã được trả cho các bị hại này ở giai đoạn trước khi bị khởi tố và tiếp tục diễn ra trong thời gian Dương, Anh được tại ngoại và cũng đã được khai báo đầy đủ tại cơ quan điều tra và khai báo tại tòa nhưng Tại sao đến nay vẫn không bị thu hồi tuy đã xác định tài sản này của Dương, Anh do phạm tội mà có. - Mộḅt số tài sản còn lại là tang vật vụ án đã được kê biên tiếp tục được cơ quan điều tra và viện kiểm sát tỉnh bật đèn xanh cho Dương, Anh làm đơn xin "tự nguyện khắc phục hậu quả" cho một số bị hại và người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan ngay trong giai đoạn tố tụng và vẫn đang được các cơ quan tiến hành tố tụng cho phép khi không có quyết định đình chỉ điều tra, đình chỉ vụ án. Việc làm này đã gây hậu quả nghiêm trọng cho các bị hại chưa được khắc phục. - Rất nhiều tài sản đã được Dương, Anh khai báo, cơ quan điều tra, viện kiểm sát, tòa án tỉnh cũng đều đã xác định có những tài sản này do Dương, Anh phạm tội mà có nhưng không được làm rõ và thu hồi.. Các bị hại và dư luận quần chúng khẩn thiết mong mỏi Tòa phúc thẩm xem xét tuyên hủy bản án sơ thẩm để điều tra lại từ đầu và để xử lý các vi phạm, giữ vững niềm tin của nhân dân. Chúng tôi xin được luật sư tư vấn: - Việc Vụ I - VKSND tối cao không phê chuẩn đề nghị gia hạn lệnh tạm giạm để điều tra và cho Dương, Anh tại ngoại và vụ án hơn 3 năm sau nữa mới đưa ra xét xử được thì quyết định của Vụ I cho Dương, Anh tại ngoại là đúng hay sai? Việc này có liên quan trực tiếp đến việc tẩu tán tài sản gây hậu quả đến việc hàng trăm tỷ đồng biến mất một cách vô lý như vậy trách nhiệm thuộc về cơ quan, cá nhân nào? Trách nhiệm xử lý và xử lý thế nào trong trường hợp này? - Trách nhiệm của các cơ quan tiến hành tố tụng đối với nhà nước, nhân dân như vậy đã hoàn thành chưa? Vi phạm những gì? Đánh giá như thế nào khi có cả một bộ máy khổng lồ mà không thể đấu tranh làm rõ tài sản đang bị Dương, Anh và người thân cất giấu, tiêu thụ tài sản do phạm tội mà có? - Các tài sản do Dương, Anh phạm tội mà có đã bị tẩu tán, đã dùng để trả nợ cho một nhóm nhỏ các bị hại bằng nhiều hình thức khác nhau thì có thể thu hồi lại để khắc phục hậu quả đồng đều cho các bị hại hay không? Trách nhiệm cụ thể của các cơ quan liên quan? - Các tài sản này là tang vật vụ án, do Dương, Anh phạm tội mà có, đã được kê biên nhưng khi chưa mở phiên tòa xét xử thì cơ quan điều tra và viện kiểm sát tỉnh đã bật đèn xanh cho các bị cáo tẩu tán dưới hình thức tự nguyện khắc phục cho số ít các bị hại, cho người có quyền lợi nghĩa vụ liên quan khác đã đẩy 20/27 bị hại còn lại mất luôn hy vọng cuối cùng được đền bù theo qui định của pháp luật thì có bị thu hồi lại để khắc phục hậu quả đồng đều cho các bị hại hay không ? Chúng tôi rất mong đợi ý kiến tư vấn của các luật sư. Xin trân trọng cảm ơn.
Xin chào BHXH do tôi làm mất sổ BHXH của mình nên tôi mong muốn quý cơ quan cấp lại giúp tôi Sổ BHXH cho Lê Đình Quý. CMND: 186894812. Tôi xin chân thành cảm ơn
Chào Luật sư. Vợ chồng tôi do mâu thuẫn dẫn đến việc ly hôn. Tòa sơ thẩm sử: Giao cho tôi toàn quyền sử dụng mảnh đất chúng tôi đang ở (có nguồn gốc là của bố mẹ tôi cho ở nhờ) - phần tài sản trên đất là ngôi nhà được chia đôi giá trị (1/2 cho chồng tôi và 1/2 cho tôi và các con) Tòa phúc thẩm sử: Giao cho chồng tôi có quyền sử dụng 1/3 tổng diện tích đất, tôi và các con sử dụng 2/3 diện tích đất trên đó có ngôi nhà chúng tôi đang ở. Sau một thời gian chưa thi hành án, chồng tôi làm đơn xin thôi thi hành án. Cơ quan thi hành án ra quyết định đình chỉ thi hành án. Giờ tôi muốn bán mảnh đất nói trên nhưng vợ chồng tôi không thống nhất được. Vậy tôi muốn hỏi. 1. Tòa sơ thẩm sử đúng hay tòa phúc thẩm sử đúng: 2. Nếu tôi muốn bán thì phải làm như thế nào? Cơ quan nào giải quyết việc tranh chấp của vợ chồng tôi? Kính mong luật sư tư vấn giúp Xin chân thành cảm ơn!! Kính thư!!
Chào luật sư! Gia đình tôi có sự việc vô cùng bối rối nên muốn nhờ luật sư tư vấn, giúp đỡ. Sự việc như sau: Năm 2010 anh trai và anh rể tôi góp tiền mua máy làm gạch babanh của ông A với giá 43 triệu đồng. Hai bên thỏa thuận bên bán có trách nhiệm bảo hành những hư hỏng thông thường trong thời hạn 01 năm. Tuy nhiên khi có hỏng hóc, ông A vẫn lấy tiền sửa máy... Sau vài tháng thì máy hỏng, không thể sửa chữa được nữa. Các anh tôi đã yêu cầu ông A giải quyết sự việc trên nhưng ông A không giải quyết và luôn tìm cách tránh mặt. Ông A là chủ xưởng cơ khí nên có làm máy làm gạch babanh để bán cho dân trên địa bàn lân cận. Ngoài các anh tôi, nhiều người trong xã cũng rơi vào cảnh tương tự (mua máy của ông A nhưng không sử dụng được, tiền mất tật mang)... Cuối năm 2011, anh trai tôi gặp ông A đi công việc qua đoạn đường gần nhà anh trai tôi. Anh tôi đã yêu cầu ông A phải giải quyết chuyện mua bán máy làm gạch. Sau khi xem xét hiện trạng chiếc máy hỏng, ông A bảo là sẽ trả lại 6 triệu nhưng anh tôi không đồng ý. Khi đó hai bên có xảy ra to tiếng, ông A xúc phạm anh tôi nên anh tôi có tát ông A một cái... nhưng mọi người can ngăn nên không xảy ra thương tích. Sau cùng hai bên thống nhất là chiếc máy giảm giá trị 15 triệu đồng, mỗi bên chịu một nửa, ông A trả lại cho các anh tôi 7,5 triệu đồng. Hai bên lập văn bản về việc trả lại tiền mua máy trên. Khi đó ông A không mang theo tiền nên đã gọi điện bảo người nhà mang tiền đến để trả cho anh trai và anh rể tôi. Sau đó anh tôi gọi bia, lạc về và mọi người cùng uống bia, nói chuyện vui vẻ. khoảng hơn 1 tiếng sau thì con trai và con rể ông A mang tiền đến trả cho các anh tôi. Sau đó bố con ông A ra về. Hôm sau ông A làm đơn trình báo công an huyện và công an tỉnh. Công an đã gọi các anh tôi và người nhà tôi đến để lấy lời khai... Khoảng vài hôm sau thì công an khởi tố hai anh tôi về tội cướp tài sản và bắt tạm giam hai anh tôi. Sự việc làm gia đình tôi vô cùng ngỡ ngàng và hoảng hốt... Các anh tôi bị tạm giam từ đó tới nay đã gần 4 tháng mà gia đình tôi không được gặp mặt. Công an huyện nay gọi gia đình tôi, mai gọi gia đình tôi đến khiến gia đình tôi rất lo lắng và tốn kém.. Mong luật sư tư vấn, các anh tôi có phạm tội không? Nếu phạm tội thì hình phạt thế nào?
Thưa luật sư! Luật sư có thể trả lời giúp cháu là đối với yêu cầu bồi thường thiệt hại trong trường hợp này có được không. Sự việc xảy ra từ năm 1997 những mãi đến năm 2006 mới yêu cầu Tòa án giải quyết. Vậy đối với trường hợp này có yêu cầu khởi kiện để đòi bồi thường thiệt hại được không ạ?
Cá nhân đổ, để rác thải sinh hoạt lên đường sắt bị xử phạt thế nào? Mong ban biên tập trả lời câu hỏi của tôi. Xin cám ơn!
Cá nhân xả rác thải sinh hoạt từ trên tàu xuống đường sắt bị xử phạt thế nào? Mong ban biên tập trả lời câu hỏi của tôi. Xin cám ơn!
Thưa luật sư, Em mới nghỉ ở một công ty và có mang tờ đơn chấp nhận thôi việc đi đăng ký trợ cấp thất nghiệp. Và chỗ đăng ký cho e 20 ngày sau đó để trình sổ. Em có yêu cầu kế toán công ty chốt sổ cho em, nhưng họ cứ hứa và lần lựa hoài. Kết quả là khi có sổ thì cũng đã quá ngày hẹn nên không lãnh trợ cấp thất nghiệp được. Xin hỏi em có thể khiếu kiện công ty được không hay có cách nào để bù lại những thiệt hại do không lấy được trợ cấp như trường hợp của em.
Đổ chất độc hại, chất phế thải từ trên tàu xuống đường sắt bị phạt thế nào? Mong ban biên tập giải đáp thắc mắc trên. Xin cám ơn!
Đổ, để chất độc hại, chất phế thải lên đường sắt bị phạt thế nào? Mong ban biên tập giải đáp thắc mắc trên. Xin cám ơn!
Tôi có ý định thành lập 1 Doanh nghiệp kinh doanh khách sạn giá rẻ (Hostel). Mô hình là phòng có 2 đến 10 giường, khách có thể thuê từng giường hoặc cả phòng. Liệu tôi có thể xếp nhiều khách nam & nữ vào chung 1 phòng? Xin Luật sư vui lòng tư vấn
Lời đầu tiên tôi kính chúc Luật sư cùng gia đình luôn mạnh khỏe gặp nhiều may mắn và thành đạt. Tôi có vài điều muốn trao đổi với Luật sư như sau: Bố tôi mất được gần 1 năm thì anh trai và chị dâu tôi đã chuyển về nhà tôi ở,mà trước đó nhà tôi chỉ có mẹ tôi và vợ chồng các con tôi ở.Nhưng vì bố tôi mất không có di chúc mà chỉ để lại giấy chia tài sản được chia vào năm 2001.Trong đó anh và chị gái tôi đều đã được chia và chấp nhận ký vào giấy chia tài sản.Còn thừa bao nhiêu tiền thì mua 1 căn nhà bố mẹ tôi ở cùng với tôi. Vậy khi bố tôi mất không có di chúc,anh chị tôi chuyển về nhà tôi ở như vậy có đúng hay không,khi anh chị dâu tôi không có tên trong hộ khẩu tạm trú. Mẹ và Chị tôi đều đã ủy quyền và trao lại toàn bộ quyền thừa kế của bố tôi cho tôi,vậy tôi là chủ hộ khẩu căn nhà tôi đang ở.Tôi có quyền đuổi hay ép buộc anh chị tôi ra khỏi nhà được không. Nếu như tôi muốn bán nhà nhưng vì không có di chúc của bố tôi mà anh trai tôi không ký vào giấy bán hay ủy quyền cho tôi.Thì tôi phải làm sao? .Tôi chấp nhận chia cho anh trai tôi số tiền tương đương với luật thừa kế là anh tôi được 1/8 giá trị căn nhà Còn giấy thỏa thuận chia gia sản vào năm 2001 do bố tôi cùng các người con ký( chính anh trai tôi viết),không có người làm chứng,không có dấu của chính quyền địa phương.Thì có tính pháp lý không.Hay tôi có thể khởi kiện được không.
Để rơi đất, đá, vật liệu khác từ trên tàu xuống đường sắt trong quá trình vận chuyển bị xử phạt như thế nào? Xin cám ơn ban biên tập!
Đổ trái phép đất, đá, vật liệu khác lên đường sắt bị xử phạt như thế nào? Xin cám ơn ban biên tập!