Tra cứu hỏi đáp

Hỏi đáp pháp luật Chấm dứt hợp đồng lao động trước thời hạn đối với người lao động làm việc theo dự án? 08:18 | 26/08/2016

Chào Luật sư, Công ty tôi có ký hợp đồng thời hạn 1 năm với 6 người để làm dự án. Tuy nhiên, dự án đã hoàn thành trước thời hạn 4 tháng. Công ty tôi muốn chấm dứt hợp đồng với 6 người này nhưng không biết nên làm thế nào để không vi phạm pháp luật. Hiện tại, công ty đang muốn thỏa thuận trả 50% lương cho 6 nhân viên này cho 4 tháng cuối theo đúng thời hạn hợp đồng.  Như vậy có đúng luật không?  Nhờ luật sư tư vấn để có cách giải quyết chế độ đúng luật cho 6 nhân viên trên. Xin chân thành cảm ơn. Đại diện công ty - Lê Thị Hiếu

Hỏi đáp pháp luật Nên khiếu nại tiếp hay không? 16:14 | 31/08/2016

Tôi có thửa đất khoảng 19000 m2, nằm trong dự án cụm công nghiệp Phú Cường, Định Quán, Đồng nai. Thửa đất tiếp giáp đường ranh giới Huyện Thống Nhất và Định Quán. Trong Quyết định bồi thường và hỗ trợ di dời. Tôi đã khiếu nại UBND Huyện Định Quán về giá đất bồi thường và hỗ trợ họ áp là 25000 đ/m2 ( vị trí 2 Định Quán) là giá đất của toàn bộ bà con trong khu vực giải tỏa (kể cả sâu hơn và không giáp đường ranh giới Huyện)  trong khi cùng vị trí giá đất giáp ranh là 45000 đ/m2 (Thống Nhất). UBND bác nội dung khiếu nại vì: Đất của tôi thuộc vị trí 3 ( Bản Đồ thực tế) đã được nâng lên thành vị trí 2 là có lợi cho tôi rồi, không tính đến yếu tố giáp ranh nữa. Nếu tôi không chấp thuận họ sẽ tính bồi thường và hỗ trợ cho tôi theo cách: TBT1 = 17000 X 30000 (30000 LÀ đơn giá đất VT3 Thống Nhất, 17000 m2 trong phạm vi 200m giáp ranh) và  TBT2 = 2000 x 15000 (15000 là đơn giá VT3 Định Quán) tiền bồi thường THT =1,5 x 15000 x 19000. ( tiền hỗ trợ) Theo cách tính này tôi sẽ bị hụt mất 200.000.000 đ so với giá ban đầu. Tôi muốn khiếu nại tiếp lên UBND Tỉnh Đồng Nai vì chưa thỏa đáng và ấm ức vô cùng, Nhờ Quí vị trong Công ty Luật trợ giúp. 1. Tôi có nên khiếu nại tiếp không? Đòi giải quyết  quyền lợi đất giáp ranh 45000 đ/m2 vì vị trí 2 của thửa đất được UB xã Phú Cường và Văn phòng đăng ký quyền sở hữu đất xác nhận. 2. Trong khi còn khiếu nại tôi có nên đăng ký nhận tiền bồi thường và hỗ trợ không? 3. Cách giải quyết của UBND Huyện Định Quán áp giá hỗ trợ di dời 15000 đ/ m2 cho toàn bộ diện tích thu hồi có đúng qui định không? Giá hỗ trợ di dời phải là giá đất bồi thường phải không? Xin chân thành cảm ơn Quí Luật sư, Chúc Quí vị luôn vui khỏe. Mong sớm hồi đáp.

Hỏi đáp pháp luật Truy thu BHXH, BHYT 15:26 | 10/02/2017

Công ty e mới vào làm (công ty TNHH kinh doanh về thiết bị y tế) thành lập từ năm 2004 nhưng từ trước giờ công ty chưa thực hiện đóng BHXH, BHYT cho nhân viên, nhưng nay công ty muốn tham gia BHXH, BHYT cho nhân viên thì sẽ bị cơ quan BHXH truy thu tiền, như vậy tiền truy thu này được tính như thế nào? Văn bản nào hướng dẫn? những loại giấy tờ nào có liên quan chuẩn bị nộp cho cơ quan BHXH khi bi truy thu? Khi e bắt đầu thực hiện đăng ký đóng BHXH, BHYT mới (lần đầu) thì những trình tự và hồ sơ tham gia cũng như các doanh nghiệp mới thành lập tham gia lần đầu phải không ạ? Em chân thành cảm ơn!

Hỏi đáp pháp luật Chuyển hộ khẩu! 09:24 | 30/08/2016

Em xin chào luật sư! Em tên Nhân. Năm nay em 23 tuổi. Em muốn hỏi về việc cắt chuyển hộ khẩu khi đang còn tuổi nghĩa vụ quân sự. Em đang ở TPHCM, nhưng bác của em lại muốn em về Bình Dương làm công an để phục vụ bên đó. Thế nhưng nếu muốn gia nhập vào đội ngũ công an thì em phải mất 1 năm để học nghĩa vụ công an và đồng thời em cũng phải cắt hộ khẩu từ thành phố về Bình Dương thì mới được phục vụ. Bác thì đã xong thủ tục bảo lãnh em về Bình Dương và đã gửi giấy tờ bảo lãnh cho em để em ra quận xác nhận và chấp nhận cho em chuyển hộ khẩu. Tuy nhiên các anh chị ngoài quận lại không chấp thuận vì luật ban hành là thanh niên còn trong độ tuổi NVQS sẽ không được giải quyết vụ cắt/chuyển hộ khẩu vì sợ em trốn NVQS. Nhưng mà em không phải thuộc diện trốn NVQS mà chỉ muốn được chuyển về đó để tiện phục vụ cho Bình Dương, tức quê cha của em. Thế nên em muốn hỏi luật sư, em phải làm thế nào để được cắt/chuyển hộ khẩu? Vì đằng nào mà em không phải thực hiện NVQS chỉ khác 1 tí là em về Bình Dương thì sẽ thực hiện nghĩa vụ công an trong 1 năm? Chân thành cảm ơn luật sư!

Hỏi đáp pháp luật Tranh chấp đất dồn điền, đổi thửa 13:48 | 25/08/2016

Thưa ông Cường, Năm 2011 nhà tôi được nhận một  mảnh đất dồn điển đổi thửa rộng 2500m2, trong quá trình chia đất, các thành viên chia đất đã tạo điều kiện cho các hộ trong khu vực quanh nhà tôi bằng cách đo tăng cho mỗi hộ khoảng 100m2. Đến khi làm sổ, nhà liền kề đã không công nhận mốc cũ mà yêu cầu gia đình tôi phải mời địa chính đến đo lại và yêu cầu đo đủ diện tích đất nhà tôi còn phần còn lại là đất nhà họ. Nếu như vậy thì gia đình họ đã được hơn nhà tôi 200m2. Theo ông thì trường hợp này sẽ giải quyết như thế nào. Xin trân trọng cảm ơn ông.

Hỏi đáp pháp luật Hỏi về đất đai bị phát mại 14:18 | 25/08/2016

Tôi và chồng tôi đã có quyết định ly hôn vào đầu năm 2011, tài sản đáng lý là tự thỏa thuận nhưng ông ta không chịu chia nên tách ra thành vụ án tranh chấp tài sản. Đầu năm 2009 ông ta có vay ngắn hạn đất là tài sản chung nhưng không có chữ ký của tôi từ Ngân hàng để làm ăn. Năm 2010 và 2011 ông ta cũng tiếp tục vay ngắn hạn mà ko có chữ ký của tôi nhưng ngân hàng vẫn cho phép. Cuối năm 2011 ông ta ko trả lãi và vốn cho ngân hàng. Ngân hàng bây giờ kiện đòi phát mại 1 nửa khu đất đó hoặc phát mại khu đất đó rồi chia cho tôi nửa số tiền sau khi đã trừ đi chi phí phát mại và kêu tôi chọn phương án nào? vậy Nh làm vậy có sai hay không? Nếu sai thì tố cáo ở đâu?

Hỏi đáp pháp luật Tổ chức quản lý đường sắt không kịp thời khắc phục hậu quả do sự cố, thiên tai, tai nạn giao thông đường sắt để bảo đảm giao thông thông suốt bị xử phạt như thế nào kể từ 01/08/2016? 08:27 | 31/08/2016

Tổ chức quản lý đường sắt không kịp thời khắc phục hậu quả do sự cố, thiên tai, tai nạn giao thông đường sắt để bảo đảm giao thông thông suốt bị xử phạt như thế nào? Xin cám ơn ban biên tập!

Hỏi đáp pháp luật Nhập hộ khẩu cho con khi chưa kết hôn 11:15 | 09/09/2016

Luật sư cho em hỏi, em có người anh trai tuy chưa kết hôn nhưng đã có con với người khác, và nay cháu tời tuổi đi hoc và khai sinh của cháu lại theo bên quê mẹ. Vậy nếu anh em muốn cho cháu nhập hộ khẩu vô bên anh cua em thì có được không. Và thủ tục cần làm gồm những gì?

Hỏi đáp pháp luật Tổ chức quản lý đường sắt không tuân thủ sự chỉ đạo của tổ chức phòng, chống sự cố, thiên tai, xử lý tai nạn giao thông đường sắt bị xử phạt như thế nào kể từ 01/08/2016? 08:27 | 31/08/2016

Tổ chức quản lý đường sắt không tuân thủ sự chỉ đạo của tổ chức phòng, chống sự cố, thiên tai, xử lý tai nạn giao thông đường sắt bị xử phạt như thế nào? Mong nhận được câu trả lời từ ban biên tập. Xin cám ơn!

Hỏi đáp pháp luật Xác định nghề/công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm 14:25 | 13/09/2016

Kính gửi luật sư! Xin luật sư giải đáp cho chúng tôi một số vướng mắc: Hiện nay công ty chúng tôi đang thực hiện xác định nghề, công việc đặc biệt nặng nhọc, nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm và công việc nặng nhọc, độc hại nguy hiểm cho người lao động đang làm việc tại công ty; Tuy nhiên, sau khi đối chiếu với quy định của pháp luật, chúng tôi có một số vướng mắc như sau: Các chức danh sau đây có  làm các công việc được ghi trong danh mục nghề, công việc nặng nhọc, độc hại nguy hiểm và  đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm. Tuy nhiên trong sổ BHXH, các chức danh đó được ghi không chính xác so với các danh mục nghề, công việc được ghi trong các quyết định của Bộ lao động, thương binh và xã hội cụ thể là: 1.      Công nhân nổ mìn: Tại điểm số  15, mục I (phần khai thác mỏ) của danh mục nghề, công việc đặc biệt nặng nhọc, độc hại,  nguy hiểm kèm theo quyết định số 915/LĐTBXH – QĐ – ngày 30 tháng 07 năm 1996 có ghi tên nghề hoặc công việc : “Bắn mìn lộ thiên” Tại công ty YBB có một nhóm công nhân đang thực hiện công việc nổ mìn phá đá CaCO 3 bằng phương pháp lộ thiên khoảng 2 buổi/tuần ngoài ra còn thực hiện công việc giám sát tại các công trường mỏ. Trong sổ BHXH, chức danh của những người này được ghi là “Công nhân nổ mìn” Vậy nhóm công nhân này có thuộc diện  người làm “ công việc đặc biệt nặng nhọc, độc hại,  nguy hiểm” theo quyết định nói trên hay không và trong sổ BHXH phải ghi chức danh như thế nào? 2.      Lái xe xúc Tại điểm số 13, mục I (phần khai thác mỏ)  trong danh mục nghề, công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm kèm theo quyết định số 915/LĐTBXH – QĐ – ngày 30 tháng 07 năm 1996 có ghi là: “Lái máy xúc dung tích gầu dưới 4 m 3 ”; Tại Công ty YBB, có một nhóm công nhân đang thực hiện công việc vận hành các xe xúc lật có dung tích gầu 3m 3 - 2m 3 và vận hành  xe nâng hàng trọng tải  từ 2.5 – 3.5 tấn tại nhà máy chế biến đá CaCO3. Trong sổ BHXH,  chức danh của những ngừoi này được ghi là “ Công nhân lái xe xúc, xe nâng”; Vậy nhóm công nhân này có thuộc diện  người làm “công việc nặng nhọc, độc hại,  nguy hiểm” theo quyết định nói trên hay không và trong sổ BHXH phải ghi chức danh như thế nào? 3. Công nhân bảo dưỡng Tại điểm 3 và 4, mục I  (phần Cơ khí – luyện kim) trong  Danh mục nghề, công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm kèm theo quyết định số 1629/LĐTBXH – QĐ – ngày 26 tháng 12 năm 1996,  có liệt kê các tên nghề, công việc : “Hàn điện, hàn hơi”, “Mài thô kim loại” và tại điểm 7, mục III (phần cơ khí) trong danh mục nghề, công việc nặng nhọc độc hại nguy hiểm kèm theo quyết định số  1453 ngày 13/10/1995 có nêu tên nghề hoặc công việc : “đánh rỉ sắt bằng máy cầm tay” và tại điểm 1, mục I (phần khai thác mỏ) trong danh mục nghề, công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm kèm theo quyết định 915/LĐTBXH – QĐ – ngày 30 tháng 07 năm 1996 có ghi là: “ Sửa chữa cơ điện trên các mỏ lộ thiên” Tại YBB, có một nhóm công nhân có thực các công việc bảo dưỡng, sửa chữa tại trạm nghiền đá và nhà máy chế biến đá, trong đó có sử dụng hàn điện, hàn hơi, máy mài khô kim loại, máy đánh gỉ sắt bằng tay…  Trong sổ BHXH, chức danh của những người này được ghi là “ Nhân viên bảo dưỡng” Vậy nhóm công nhân này có thuộc diện người làm “ công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm” theo quyết định nói trên hay không và trong sổ BHXH phải ghi chức danh như thế nào? 4.  Công nhân vận hành máy Tại điểm số 4 và điểm số 13, Mục I (Khai thác mỏ) của danh mục nghề, công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm kèm theo quyết định số 915/LĐTBXH – QĐ – ngày 30 tháng 07 năm 1996,  có ghi là tên nghề hoặc công việc “ Vận hành băng tải, máy nghiền, sàng than, đá, chọc máng than, chọc máng quang lật điện, tời gầm sàng” và “vận hành máy nghiền sàng đá”; và tại điểm 38, mục III (hóa chất) của danh mục nghề công việc nặng nhọc, độc hại nguy hiểm kèm theo quyết định số Quyết định số 1629/LĐTBXH ngày 26/12/1996 có nghi tên nghề hoặc công việc: “Vận hành thiết bị sàng tuyển nguyên liệu khô, ướt trong công nghệ sản xuất hóa chất” Tại YBB, có các nhóm  công nhân làm việc như sau:   4.1.   Nhóm vận hành trạm nghiền đá sơ loại tại mỏ khai thác đá. Trong trạm nghiền này có các máy nghiền hàm, sàng tuyển và các băng tải. Trong sổ BHXH, chức danh của những người này được ghi là:  “Công nhân vận hành máy” Vậy nhóm công nhân này có thuộc diện  người làm “công việc nặng nhọc, độc hại,  nguy hiểm ” theo quyết định nói trên hay không và trong sổ BHXH phải ghi chức danh như thế nào?   4.2.   Nhóm vận hành  dây chuyền nghiền thô và nghiền tinh tại nhà máy chế biến.. Trong hệ thống dây chuyền này có các máy nghiền hàm, sàng tuyển , các băng tải, máy nghiền bi,…  Trong sổ BHXH, chức danh của những người này được ghi là: “Công nhân vận hành máy” Vậy nhóm công nhân này có thuộc diện  người làm “ công việc  nặng nhọc, độc hại,  nguy hiểm” theo quyết định nói trên hay không và trong sổ BHXH phải ghi chức danh như thế nào?   5.      Nhân viên thí nghiệm Tại điểm số 21, mục II  (Thương mại) của danh mục nghề công việc nặng nhọc, độc hại,  nguy hiểm theo quyết định số 915/LĐTBXH – QĐ – ngày 30 tháng 07 năm 1996, có ghi : “ hóa nghiệm kiểm tra chất lượng hóa chất” Tại YBB, có một nhóm công nhân đang làm  công việc  kiểm tra chất lượng và thành phần tạp chất trong sản phẩm CaCO3,  và có sử dụng các  hóa chất độc  như  HCL, DOP, cồn công nghiệp, dầu lanh… tại phòng thí nghiệm. Trong sổ BHXH, chức danh của những người này được ghi là: “ Nhân viên thí nghiệm” Vậy nhóm công nhân này có thuộc diện  người làm “ công việc  nặng nhọc, độc hại,  nguy hiểm” theo quyết định nói trên hay không và trong sổ BHXH phải ghi chức danh như thế nào?   6.      Thủ kho vật liệu nổ: Tại điểm số  19, mục I (phần khai thác mỏ ) của danh mục nghề, công việc đặc biệt nặng nhọc, độc hại,  nguy hiểm kèm theo  quyết định số 915/LĐTBXH – QĐ – ngày 30 tháng 07 năm 1996 có có ghi tên nghề hoặc công việc :  “Bảo quản, bốc xếp kho vật liệu nổ” Tại công ty YBB có một nhóm công nhân đang thực hiện công việc bảo quản và bốc xếp trong kho vật liệu nổ công nghiệp, cấp phát VLNCN khoảng 2 lần/tuần, kiểm kê tháng/lần. Trong sổ BHXH, chức danh của những người này được ghi là “Thủ kho mìn” Vậy nhóm công nhân này có thuộc diện  người làm “ công việc đặc biệt nặng nhọc, độc hại,  nguy hiểm” theo quyết định nói trên hay không và trong sổ BHXH phải ghi chức danh như thế nào? II. Các chức danh sau đây có  làm các công việc được ghi trong danh mục nghề, công việc đặc biệt nặng nhọc độc hại nguy hiểm, hoặc công việc nặng nhọc độc hại nguy hiểm. Tuy nhiên trong các quyết định của Bộ lao động, thương binh và xã hội về danh mục nghề, công việc đặc biệt nặng nhọc độc hại nguy hiểm, hoặc công việc nặng nhọc độc hại nguy hiểm không có các chức danh này. 7.      Giám đốc điều hành mỏ Chức danh trong sổ BHXH ghi là giám đốc điều hành mỏ , công việc cụ thể tại công ty là. Chỉ đạo trực tiếp khai thác đá CaCO3 tại mỏ lộ thiên, chỉ huy nổ mìn lộ thiên Tuy nhiên trong tất cả các danh mục cũng như các quyết định về danh mục nghề đặc biệt nặng nhọc, nặng nhọc độc hại nguy hiểm và nặng nhọc độc hại nguy hiểm không nêu danh mục nghề/công việc này; 8.       Kỹ sư mỏ Chức danh trong sổ BHXH ghi là Kỹ sư mỏ, công việc cụ thể tại công ty là Chỉ đạo trực tiếp khai thác đá CaCO3 tại mỏ lộ thiên, chỉ huy nổ mìn lộ thiên Tuy nhiên trong tất cả các danh mục cũng như các quyết định về danh mục nghề đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm và nặng nhọc độc hại nguy hiểm không nêu danh mục nghề/công việc này;   9. Bảo vệ kho vật liệu nổ: Chức danh trong sổ BHXH ghi là Bảo vệ, công việc cụ thể tại công ty YBB là bảo vệ kho vật liệu nổ công nghiệp của công ty. Tuy nhiên trong tất cả các danh mục cũng như các quyết định về danh mục nghề công việc đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm và nặng nhọc, độc hại nguy hiểm không nêu danh mục nghề/công việc này ; III.       Sản xuất bột CaCO 3 . Tại điểm 56, Mục III (hóa chất) của danh mục nghề, công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm  kèm theo Quyết định số 1629/LĐTBXH ngày 26/12/1996 có ghi tên nghề hoặc công việc “ Sản xuất bột CaCO 3 ”. Công ty YBB chuyên sản xuất bột CaCO 3 ở dạng hạt cỡ từ 3 - 400mm và bột siêu mịn từ 1 - 4 µ m . Một số nghề/công việc tại nhà máy thường xuyên tiếp xúc với bột CaCO 3 như liệt kê dưới đây: (trừ các nghề / công việc đã nói trên); 1.             Công nhân giám sát đá 2.             Cán bộ chuyên trách an toàn. 3.             Giám đốc nhà máy 4.             Trưởng bộ phận bảo dưỡng vận hành trạm nghiền Vậy nhóm công nhân này có thuộc diện  người làm “ công việc đặc biệt nặng nhọc, độc hại,  nguy hiểm” theo quyết định nói trên hay không và trong sổ BHXH phải ghi chức danh như thế nào? Rất mong nhận được sự giúp đỡ của Luật sư./.

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào