Văn phòng công chứng có làm việc vào thứ bảy, chủ nhật không?

Cho hỏi, văn phòng công chứng có mở cửa vào thứ bảy, chủ nhật không? Muốn nhận chuyển nhượng Văn phòng công chứng thì phải đáp ứng điều kiện thế nào? Chị Cúc - Cần Thơ

Văn phòng công chứng có làm việc vào thứ bảy, chủ nhật không?

Căn cứ theo khoản 3 Điều 33 Luật Công chứng 2014 có quy định về nghĩa vụ của tổ chức hành nghề công chứng như sau:

Nghĩa vụ của tổ chức hành nghề công chứng
1. Quản lý công chứng viên hành nghề tại tổ chức mình trong việc tuân thủ pháp luật và quy tắc đạo đức hành nghề công chứng.
2. Chấp hành quy định của pháp luật về lao động, thuế, tài chính, thống kê.
3. Thực hiện chế độ làm việc theo ngày, giờ làm việc của cơ quan hành chính nhà nước.
4. Niêm yết lịch làm việc, thủ tục công chứng, nội quy tiếp người yêu cầu công chứng, phí công chứng, thù lao công chứng và chi phí khác tại trụ sở của tổ chức mình.
...

Và theo khoản 3 Điều 32 Luật Công chứng 2014 có quy định về quyền của tổ chức hành nghề công chứng như sau:

Quyền của tổ chức hành nghề công chứng
1. Ký hợp đồng làm việc, hợp đồng lao động với công chứng viên quy định tại điểm a và điểm c khoản 1 Điều 34 của Luật này và các nhân viên làm việc cho tổ chức mình.
2. Thu phí công chứng, thù lao công chứng, chi phí khác.
3. Cung cấp dịch vụ công chứng ngoài ngày, giờ làm việc của cơ quan hành chính nhà nước để đáp ứng nhu cầu công chứng của nhân dân.
4. Được khai thác, sử dụng thông tin từ cơ sở dữ liệu công chứng quy định tại Điều 62 của Luật này.
5. Các quyền khác theo quy định của Luật này và các văn bản quy phạm pháp luật khác có liên quan.

Như vậy, Văn phòng công chứng thực hiện chế độ làm việc theo ngày, giờ làm việc của cơ quan hành chính nhà nước tức làm việc từ thứ 2 đến hết thứ 6.

Tuy nhiên để đáp ứng nhu cầu công chứng của nhân dân, Văn phòng công chứng được quyền cung cấp dịch vụ công chứng ngoài ngày, giờ làm việc của cơ quan hành chính nhà nước.

Văn phòng công chứng có làm việc vào thứ bảy, chủ nhật không?

Văn phòng công chứng có làm việc vào thứ bảy, chủ nhật không? (Hình từ Internet)

Cơ quan nào quyết định cho phép thành lập văn phòng công chứng?

Căn cứ tại khoản 1, khoản 2 Điều 23 Luật Công chứng 2014 có quy định về thành lập và đăng ký hoạt động Văn phòng công chứng như sau:

Thành lập và đăng ký hoạt động Văn phòng công chứng
1. Các công chứng viên thành lập Văn phòng công chứng phải có hồ sơ đề nghị thành lập Văn phòng công chứng gửi Ủy ban nhân dân cấp tỉnh xem xét, quyết định. Hồ sơ đề nghị thành lập Văn phòng công chứng gồm đơn đề nghị thành lập và đề án thành lập Văn phòng công chứng, trong đó nêu rõ sự cần thiết thành lập, dự kiến về tổ chức, tên gọi, nhân sự, địa điểm đặt trụ sở, các điều kiện vật chất và kế hoạch triển khai thực hiện; bản sao quyết định bổ nhiệm công chứng viên tham gia thành lập Văn phòng công chứng.
2. Trong thời hạn 20 ngày kể từ ngày nhận đủ hồ sơ đề nghị thành lập Văn phòng công chứng, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh xem xét, quyết định cho phép thành lập Văn phòng công chứng; trường hợp từ chối phải thông báo bằng văn bản và nêu rõ lý do.
...

Như vậy, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh có thẩm quyền xem xét, quyết định cho phép thành lập Văn phòng công chứng khi nhận đủ hồ sơ đề nghị thành lập Văn phòng công chứng.

Công chứng viên nhận chuyển nhượng Văn phòng công chứng phải đáp ứng các điều kiện nào?

Căn cứ tại khoản 2 Điều 29 Luật Công chứng 2014 có quy định về chuyển nhượng Văn phòng công chứng như sau:

Chuyển nhượng Văn phòng công chứng
...
2. Công chứng viên nhận chuyển nhượng Văn phòng công chứng phải đáp ứng các điều kiện sau đây:
a) Đã hành nghề công chứng từ 02 năm trở lên đối với người dự kiến sẽ tiếp quản vị trí Trưởng Văn phòng công chứng;
b) Cam kết hành nghề tại Văn phòng công chứng mà mình nhận chuyển nhượng;
c) Cam kết kế thừa quyền và nghĩa vụ của Văn phòng công chứng được chuyển nhượng.
3. Ủy ban nhân dân cấp tỉnh xem xét, quyết định cho phép chuyển nhượng Văn phòng công chứng.
3. Ủy ban nhân dân cấp tỉnh xem xét, quyết định cho phép chuyển nhượng Văn phòng công chứng.
4. Chính phủ quy định chi tiết trình tự, thủ tục chuyển nhượng Văn phòng công chứng.

Như vậy, công chứng viên nhận chuyển nhượng Văn phòng công chứng phải đáp ứng các điều kiện sau:

- Đã hành nghề công chứng từ 02 năm trở lên đối với người dự kiến sẽ tiếp quản vị trí Trưởng Văn phòng công chứng

- Cam kết hành nghề tại Văn phòng công chứng mà mình nhận chuyển nhượng

- Cam kết kế thừa quyền và nghĩa vụ của Văn phòng công chứng được chuyển nhượng.

Trân trọng!

Đi đến trang Tìm kiếm nội dung Tư vấn pháp luật - Văn phòng công chứng

Võ Ngọc Trúc Quỳnh

lượt xem
Thông báo
Bạn không có thông báo nào