Bên bảo lãnh đối ứng trong bảo lãnh ngân hàng có những quyền nào?

Xin hỏi quyền của bên bảo lãnh đối ứng trong bảo lãnh ngân hàng gồm những gì? - Câu hỏi của Thanh Tuyên (Bình Dương).

Quyền của bên bảo lãnh đối ứng trong bảo lãnh ngân hàng gồm những gì?

Căn cứ Điều 28 Thông tư 11/2022/TT-NHNN (Có hiệu lực từ 01/04/2023) quy định quyền của bên bảo lãnh đối ứng như sau:

- Chấp nhận hoặc từ chối đề nghị phát hành bảo lãnh đối ứng.

- Đề nghị bên bảo lãnh phát hành bảo lãnh cho nghĩa vụ của khách hàng của mình đối với bên nhận bảo lãnh.

- Yêu cầu khách hàng cung cấp các tài liệu, thông tin có liên quan đến việc thẩm định bảo lãnh đối ứng và tài sản đảm bảo (nếu có).

- Yêu cầu khách hàng có các biện pháp bảo đảm cho nghĩa vụ bảo lãnh (nếu cần).

- Thực hiện kiểm tra, giám sát tình hình tài chính của khách hàng trong thời hạn hiệu lực của bảo lãnh.

- Thu phí bảo lãnh, điều chỉnh phí bảo lãnh; áp dụng, điều chỉnh lãi suất, lãi suất phạt.

- Từ chối thực hiện nghĩa vụ bảo lãnh đối ứng khi hồ sơ yêu cầu thực hiện nghĩa vụ bảo lãnh không hợp lệ hoặc có bằng chứng chứng minh chứng từ, tài liệu xuất trình là giả mạo.

- Hạch toán ghi nợ đối với số tiền trả thay cho bên được bảo lãnh ngay khi thực hiện nghĩa vụ bảo lãnh đối ứng cho bên bảo lãnh theo quy định của Ngân hàng Nhà nước, yêu cầu bên được bảo lãnh hoàn trả số tiền mà bên bảo lãnh đối ứng đã thực hiện nghĩa vụ bảo lãnh đối ứng cho bên bảo lãnh theo cam kết.

- Xử lý tài sản bảo đảm của bên được bảo lãnh theo thỏa thuận và quy định của pháp luật.

- Khởi kiện theo quy định của pháp luật khi bên được bảo lãnh, bên bảo lãnh vi phạm nghĩa vụ đã cam kết.

- Chuyển nhượng quyền, nghĩa vụ của mình cho tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài khác theo thỏa thuận của các bên liên quan phù hợp với quy định của pháp luật.

- Các quyền khác theo thỏa thuận của các bên phù hợp với quy định của pháp luật.

bảo lãnh ngân hàng

Bên bảo lãnh đối ứng trong bảo lãnh ngân hàng có những quyền nào? (Hình từ Internet)

Quyền của bên xác nhận bảo lãnh trong bảo lãnh ngân hàng gồm những gì?

Theo Điều 29 Thông tư 11/2022/TT-NHNN (Có hiệu lực từ 01/04/2023) quy định quyền của bên xác nhận bảo lãnh như sau:

- Chấp thuận hoặc từ chối đề nghị xác nhận bảo lãnh.

- Yêu cầu khách hàng cung cấp các thông tin, tài liệu có liên quan đến việc thẩm định bảo lãnh và tài sản bảo đảm (nếu có).

- Yêu cầu khách hàng có các biện pháp bảo đảm cho nghĩa vụ bảo lãnh (nếu cần).

- Thu phí bảo lãnh, điều chỉnh phí bảo lãnh; áp dụng, điều chỉnh lãi suất, lãi suất phạt

- Thực hiện kiểm tra, giám sát tình hình tài chính của khách hàng trong thời hạn hiệu lực của bảo lãnh.

- Hạch toán ghi nợ đối với số tiền trả thay cho bên bảo lãnh ngay khi thực hiện nghĩa vụ xác nhận bảo lãnh theo quy định của Ngân hàng Nhà nước, yêu cầu bên bảo lãnh hoàn trả số tiền mà bên xác nhận bảo lãnh đã trả thay theo cam kết.

- Xử lý tài sản bảo đảm của bên bảo lãnh hoặc bên được bảo lãnh theo thỏa thuận và quy định của pháp luật.

- Khởi kiện theo quy định của pháp luật khi bên bảo lãnh vi phạm nghĩa vụ đã cam kết.

- Chuyển nhượng quyền, nghĩa vụ của mình cho tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài khác theo thỏa thuận của các bên liên quan phù hợp với quy định của pháp luật.

- Từ chối thực hiện nghĩa vụ bảo lãnh khi hồ sơ yêu cầu thực hiện nghĩa vụ bảo lãnh không hợp lệ hoặc có bằng chứng chứng minh chứng từ, tài liệu xuất trình là giả mạo.

- Các quyền khác theo thỏa thuận của các bên phù hợp với quy định của pháp luật.

Nghĩa vụ của bên bảo lãnh, bên bảo lãnh đối ứng và bên xác nhận bảo lãnh trong bảo lãnh ngân hàng?

Tại Điều 30 Thông tư 11/2022/TT-NHNN (Có hiệu lực từ 01/04/2023) quy định nghĩa vụ của bên bảo lãnh, bên bảo lãnh đối ứng và bên xác nhận bảo lãnh như sau:

- Có trách nhiệm cung cấp các thông tin, tài liệu liên quan đến thẩm quyền phát hành cam kết bảo lãnh cho các bên có liên quan; thực hiện nghĩa vụ bảo lãnh khi nhận được yêu cầu phù hợp với quy định tại cam kết bảo lãnh.

- Thực hiện đầy đủ và đúng nghĩa vụ bảo lãnh quy định tại Điều 22 Thông tư này.

- Thực hiện kiểm tra, giám sát tình hình tài chính của khách hàng trong thời hạn hiệu lực của thỏa thuận cấp bảo lãnh.

- Hoàn trả đầy đủ tài sản bảo đảm (nếu có) và các giấy tờ có liên quan cho bên bảo đảm khi thanh lý thỏa thuận cấp bảo lãnh, nếu không có thỏa thuận khác.

- Trong vòng 05 ngày làm việc tiếp theo sau ngày nhận được văn bản khiếu nại của bên nhận bảo lãnh về lý do từ chối thực hiện nghĩa vụ bảo lãnh, phải có văn bản trả lời bên khiếu nại.

- Thực hiện lưu giữ hồ sơ bảo lãnh theo quy định của pháp luật.

- Hướng dẫn bên nhận bảo lãnh về việc kiểm tra và xác nhận tính xác thực của cam kết bảo lãnh được phát hành.

- Các nghĩa vụ khác theo thỏa thuận của các bên phù hợp với quy định của pháp luật.

Trân trọng!

Đi đến trang Tìm kiếm nội dung Tư vấn pháp luật - Bảo lãnh ngân hàng

Phan Hồng Công Minh

lượt xem
Thông báo
Bạn không có thông báo nào