Đang mang thai có được đăng ký thi viên chức không?

Đăng ký thi viên chức khi đang mang thai có được không? Tốt nghiệp đại học sư phạm với bằng ghép môn có được dự thi viên chức không? Đổi từ dân tộc Kinh sang dân tộc Hoa có ảnh hưởng đến việc thi viên chức?

Đăng ký thi viên chức khi đang mang thai có được không?

Theo Điều 22 Luật viên chức 2010 được sửa đổi bởi điểm a khoản 12 Điều 2 Luật Cán bộ, công chức và Luật Viên chức sửa đổi 2019 quy định về điều kiện đăng ký dự tuyển viên chức như sau:

Điều kiện đăng ký dự tuyển viên chức
- Người có đủ các điều kiện sau đây không phân biệt dân tộc, nam nữ, thành phần xã hội, tín ngưỡng, tôn giáo được đăng ký dự tuyển viên chức:
+ Có quốc tịch Việt Nam và cư trú tại Việt Nam;
+ Từ đủ 18 tuổi trở lên. Đối với một số lĩnh vực hoạt động văn hóa, nghệ thuật, thể dục, thể thao, tuổi dự tuyển có thể thấp hơn theo quy định của pháp luật; đồng thời, phải có sự đồng ý bằng văn bản của người đại diện theo pháp luật;
+ Có đơn đăng ký dự tuyển;
+ Có lý lịch rõ ràng;
+ Có văn bằng, chứng chỉ đào tạo, chứng chỉ hành nghề hoặc có năng khiếu kỹ năng phù hợp với vị trí việc làm;
+ Đủ sức khoẻ để thực hiện công việc hoặc nhiệm vụ;
+ Đáp ứng các điều kiện khác theo yêu cầu của vị trí việc làm do đơn vị sự nghiệp công lập xác định nhưng không được trái với quy định của pháp luật.
- Những người sau đây không được đăng ký dự tuyển viên chức:
+ Mất năng lực hành vi dân sự hoặc bị hạn chế năng lực hành vi dân sự;
+ Đang bị truy cứu trách nhiệm hình sự; đang chấp hành bản án, quyết định về hình sự của Tòa án; đang bị áp dụng biện pháp xử lý hành chính đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc, đưa vào cơ sở giáo dục bắt buộc, đưa vào trường giáo dưỡng.

Theo đó thì không có quy định nào cấm người đang mang thai không được thi tuyển viên chức. Vì vậy mà bạn đang mang thai khi đáp ứng đầy đủ các điều kiện dự thi thì được đăng ký thi tuyển viên chức.

Đăng ký thi viên chức khi đang mang thai có được không? (Hình từ Internêt)

Tốt nghiệp đại học sư phạm với bằng ghép môn có được dự thi viên chức không?

Căn cứ Điều 20 Luật viên chức 2010 quy định căn cứ tuyển dụng viên chức theo đó:

Căn cứ tuyển dụng viên chức
- Việc tuyển dụng viên chức phải căn cứ vào nhu cầu công việc, vị trí việc làm, tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp và quỹ tiền lương của đơn vị sự nghiệp công lập.

Mặt khác, Điều 5 Nghị định 115/2020/NĐ-CP quy định điều kiện đăng ký dự tuyển viên chức:

- Điều kiện đăng ký dự tuyển thực hiện theo quy định tại Điều 22 Luật Viên chức. Cơ quan, đơn vị có thẩm quyền tuyển dụng viên chức quy định tại khoản 1 Điều 24 Luật Viên chức được bổ sung các điều kiện khác theo yêu cầu của vị trí việc làm quy định tại điểm g khoản 1 Điều 22 Luật Viên chức nhưng không thấp hơn các tiêu chuẩn chung, không được trái với quy định của pháp luật, không được phân biệt loại hình đào tạo.
- Người đăng ký dự tuyển vào vị trí việc làm trong các đơn vị sự nghiệp công lập thuộc lĩnh vực văn hóa, nghệ thuật, thể dục, thể thao có thể thấp hơn 18 tuổi nhưng phải từ đủ 15 tuổi trở lên và được sự đồng ý bằng văn bản của người đại diện theo pháp luật.

Như vậy, căn cứ quy định của pháp luật thì nếu bạn đáp ứng được các điều kiện quy định và các điều kiện được bổ sung bởi đơn vị sự nghiệp công lập thì bạn hoàn toàn có đủ điều kiện đăng ký dự thi viên chức giáo viên dạy môn giáo dục quốc phòng an ninh nhé.

Đổi từ dân tộc Kinh sang dân tộc Hoa có ảnh hưởng đến việc thi viên chức?

Căn cứ Điều 22 Luật viên chức 2010 thì trừ các trường hợp không được thi viên chức, còn lại người có đủ các điều kiện sau đây không phân biệt dân tộc, nam nữ, thành phần xã hội, tín ngưỡng, tôn giáo được đăng ký dự tuyển viên chức:

- Có quốc tịch Việt Nam và cư trú tại Việt Nam;
- Từ đủ 18 tuổi trở lên. Đối với một số lĩnh vực hoạt động văn hóa, nghệ thuật, thể dục, thể thao, tuổi dự tuyển có thể thấp hơn theo quy định của pháp luật; đồng thời, phải có sự đồng ý bằng văn bản của người đại diện theo pháp luật;
- Có đơn đăng ký dự tuyển;
- Có lý lịch rõ ràng;
- Có văn bằng, chứng chỉ đào tạo, chứng chỉ hành nghề hoặc có năng khiếu kỹ năng phù hợp với vị trí việc làm;
- Đủ sức khoẻ để thực hiện công việc hoặc nhiệm vụ;
- Đáp ứng các điều kiện khác theo yêu cầu của vị trí việc làm do đơn vị sự nghiệp công lập xác định nhưng không được trái với quy định của pháp luật.

Như vậy, quy định về điều kiện dự tuyển viên chức không phân biệt công dân người dân tộc nào hay tôn giáo nào mới được thi mà được đảm bảo một cách công bằng, bình đẳng, mọi thí sinh dự tuyển đều có cơ hội như nhau. Các quy định về tuyển dụng viên chức tại Nghị định 115/2020/NĐ-CP cũng không có quy định nào cho phép phân biệt đối xử giữa các dân tộc trong quá trình tuyển dụng, đánh giá viên chức.

Do vậy, việc bạn mang dân tộc Kinh hay dân tộc Hoa không ảnh hưởng đến cơ hội thi và đậu viên chức của bạn.

Trân trọng!

Đi đến trang Tìm kiếm nội dung Tư vấn pháp luật - Thi viên chức

Tạ Thị Thanh Thảo

lượt xem
Thông báo
Bạn không có thông báo nào