Có tiếp tục được hưởng lương hưu không khi vượt biên trái phép qua Lào rồi trở về?

Vượt biên trái phép qua Lào khi trở về có tiếp tục được hưởng lương hưu không? Điều kiện để được hưởng lương hưu khi suy giảm khả năng lao động là gì?  Chào anh chị Luật sư. Tôi có chị gái, 2 năm trước chị vẫn lưởng hương bình thường nhưng 1 tháng sau thì chị vượt biên trái phép qua Lào và bây giờ thì chị đã trở về Việt Nam thì chị tôi có được tiếp tục hưởng lương hưu không? 

Vượt biên trái phép qua Lào khi trở về có tiếp tục được hưởng lương hưu không?

Tại Điều 64 Luật Bảo hiểm xã hội 2014 quy định tạm dừng, hưởng tiếp lương hưu, trợ cấp bảo hiểm xã hội hằng tháng, như sau:

1. Người đang hưởng lương hưu, trợ cấp bảo hiểm xã hội hằng tháng bị tạm dừng, hưởng tiếp lương hưu, trợ cấp bảo hiểm xã hội hằng tháng khi thuộc một trong các trường hợp sau đây:
a) Xuất cảnh trái phép;
b) Bị Tòa án tuyên bố là mất tích;
c) Có căn cứ xác định việc hưởng bảo hiểm xã hội không đúng quy định của pháp luật.
2. Lương hưu, trợ cấp bảo hiểm xã hội hằng tháng được tiếp tục thực hiện khi người xuất cảnh trở về định cư hợp pháp theo quy định của pháp luật về cư trú. Trường hợp có quyết định có hiệu lực pháp luật của Tòa án hủy bỏ quyết định tuyên bố mất tích thì ngoài việc tiếp tục được hưởng lương hưu, trợ cấp còn được truy lĩnh tiền lương hưu, trợ cấp bảo hiểm xã hội hằng tháng kể từ thời điểm dừng hưởng.
3. Cơ quan bảo hiểm xã hội khi quyết định tạm dừng hưởng theo quy định tại điểm c khoản 1 Điều này phải thông báo bằng văn bản và nêu rõ lý do. Trong thời hạn 30 ngày kể từ ngày tạm dừng hưởng, cơ quan bảo hiểm xã hội phải ra quyết định giải quyết hưởng; trường hợp quyết định chấm dứt hưởng bảo hiểm xã hội thì phải nêu rõ lý do.

Theo quy định này thì khi chị bạn trước đó đã được hưởng lưu hương và sau khi chị bạn từ Lào trở về vẫn sẽ được tiếp tục hưởng lương hưu theo quy định của pháp luật.

Hưởng lương hưu (Hình từ Internet)

Điều kiện để được hưởng lương hưu khi suy giảm khả năng lao động là gì?

Căn cứ Điều 55 Luật Bảo hiểm xã hội 2014 được sửa đổi bởi điểm b khoản 1 Điều 219 Bộ luật Lao động 2019 quy định điều kiện hưởng lương hưu khi suy giảm khả năng lao động, cụ thể như sau:

1. Người lao động quy định tại các điểm a, b, c, d, g, h và i khoản 1 Điều 2 của Luật này khi nghỉ việc có đủ 20 năm đóng bảo hiểm xã hội trở lên được hưởng lương hưu với mức thấp hơn so với người đủ điều kiện hưởng lương hưu quy định tại các điểm a, b và c khoản 1 Điều 54 của Luật này nếu thuộc một trong các trường hợp sau đây:
a) Có tuổi thấp hơn tối đa 05 tuổi so với tuổi nghỉ hưu quy định tại khoản 2 Điều 169 của Bộ luật Lao động khi bị suy giảm khả năng lao động từ 61% đến dưới 81%;
b) Có tuổi thấp hơn tối đa 10 tuổi so với tuổi nghỉ hưu quy định tại khoản 2 Điều 169 của Bộ luật Lao động khi bị suy giảm khả năng lao động từ 81% trở lên;
c) Có đủ 15 năm trở lên làm nghề, công việc đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm thuộc danh mục do Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội ban hành và bị suy giảm khả năng lao động từ 61% trở lên.
2. Người lao động quy định tại điểm đ và điểm e khoản 1 Điều 2 của Luật này khi nghỉ việc có đủ 20 năm đóng bảo hiểm xã hội trở lên, bị suy giảm khả năng lao động từ 61% trở lên được hưởng lương hưu với mức thấp hơn so với người đủ điều kiện hưởng lương hưu quy định tại điểm a và điểm b khoản 2 Điều 54 của Luật này khi thuộc một trong các trường hợp sau đây:
a) Có tuổi thấp hơn tối đa 10 tuổi so với tuổi nghỉ hưu quy định tại khoản 2 Điều 169 của Bộ luật Lao động;
b) Có đủ 15 năm trở lên làm nghề, công việc đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm thuộc danh mục do Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội ban hành.

Khi suy giảm lao động thì người lao động cần đáp ứng các điều kiện và thực hiện các thủ tục nêu trên để đủ điều kiện hưởng lương hưu.

Trân trọng!

Đi đến trang Tìm kiếm nội dung Tư vấn pháp luật - Lương hưu

Nguyễn Minh Tài

lượt xem
Thông báo
Bạn không có thông báo nào