Mục tiêu bồi dưỡng chung trong Chương trình bồi dưỡng theo tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp giảng viên đại học như nào?

Mục tiêu bồi dưỡng chung trong Chương trình bồi dưỡng theo tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp giảng viên đại học như thế nào? Quy định về mục tiêu bồi dưỡng cụ thể trong trong Chương trình bồi dưỡng theo tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp giảng viên đại học.

Mục tiêu bồi dưỡng chung trong Chương trình bồi dưỡng theo tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp giảng viên đại học như thế nào?

Căn cứ Tiểu mục 1 Mục II Chương trình bồi dưỡng theo tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp giảng viên đại học ban hành kèm theo Quyết định 1079/QĐ-BGDĐT năm 2022 quy định về mục tiêu chung như sau:

Trang bị cho học viên kiến thức, kỹ năng, phương pháp thực hiện nhiệm vụ trong hoạt động nghề nghiệp của viên chức giảng dạy trong các cơ sở GDĐH; góp phần xây dựng đội ngũ viên chức giảng dạy đại học đáp ứng tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp viên chức giảng dạy trong các cơ sở GDĐH (sau đây gọi tắt là giảng viên đại học) trước yêu cầu phát triển của GDĐH và khoa học công nghệ.

Quy định về mục tiêu bồi dưỡng cụ thể trong trong Chương trình bồi dưỡng theo tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp giảng viên đại học

Căn cứ Tiểu mục 2 Mục II Chương trình bồi dưỡng theo tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp giảng viên đại học ban hành kèm theo Quyết định 1079/QĐ-BGDĐT năm 2022 quy định về mục tiêu cụ thể như sau:

Sau khi hoàn thành khóa bồi dưỡng học viên có thể:

a) Phân tích được nhũng điểm cơ bản về hệ thống chính trị, bộ máy hành chính nhà nước và hệ thống giáo dục Việt Nam. Biết vận dụng đường lối, chính sách, pháp luật của Đảng và Nhà nước trong lĩnh vực giáo dục nói chung và GDĐH nói riêng vào quá trình thực hiện nhiệm vụ;

b) Cập nhật được các xu thế phát triển GDĐH trên thế giới, chiến lược, chính sách và các quy định về phát triển GDĐH Việt Nam trong bối cảnh hiện nay; cập nhật các kiến thức cơ bản về đào tạo đại học và phát triển chương trình đào tạo.

c) Vận dụng và tự hoàn thiện các kỹ năng cơ bản để thực hiện nhiệm vụ đào tạo, nghiên cứu khoa học (NCKH) và thực hiện các nhiệm vụ khác của một giảng viên đại học;

d) Nhận thức đúng vai trò, vị trí, trách nhiệm và tầm quan trọng của việc phát triển chuyên môn nghiệp vụ, một số kỹ năng nghề nghiệp trong bối cảnh mới đối với mỗi giảng viên đại học trước yêu cầu nâng cao chất lượng đào tạo, chủ động và tự tin trong hoạt động nghề nghiệp;

đ) Vận dụng được những kiến thức về chuyên môn, nghiệp vụ để thực hiện nhiệm vụ phù hợp với chức danh nghề nghiệp giảng viên đại học theo quy định tại Thông tư số 40/2020/TT-BGDĐT ngày 26 tháng 10 năm 2020 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo quy định mã số, tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp, bổ nhiệm và xếp lương đối với viên chức giảng dạy trong các cơ sở giáo dục đại học công lập và Thông tư số 04/2022/TT-BGDĐT ngày 04 tháng 03 năm 2022 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 35/2020/TT-BGDĐT ngày 01 tháng 10 năm 2020 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo quy định mã số, tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp, bổ nhiệm và xếp lương đối với viên chức giảng dạy trong các trường cao đẳng sư phạm công lập; Thông tư số 40/2020/TT-BGDĐT ngày 26 tháng 10 năm 2020 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo quy định mã số, tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp, bổ nhiệm và xếp lương đối với viên chức giảng dạy trong các cơ sở giáo dục đại học công lập.

Trân trọng!

Đi đến trang Tìm kiếm nội dung Tư vấn pháp luật - Giảng viên đại học

Phan Hồng Công Minh

lượt xem
Thông báo
Bạn không có thông báo nào