Tốn bao nhiêu tiền khi ly hôn? Nếu chồng không cấp dưỡng cho con có được giành quyền nuôi con sau ly hôn?

Tốn bao nhiêu tiền khi ly hôn? Chồng không cấp dưỡng cho con có được giành quyền nuôi con sau ly hôn? Ly hôn khi đang mang thai, mẹ có được ưu tiên nuôi con không?

Tốn bao nhiêu tiền khi ly hôn?

Vợ chồng tôi kết hôn đầu năm 2017, hôn nhân ban đầu rất hạnh phúc. Càng dần về sau, đỉnh điểm là đầu năm 2018 chồng tôi bỏ bê gia đình, tụ tập nhậu nhẹt, thường xuyên bài bạc ăn tiền. Hết tiền lại về hỏi tôi và nhiều lần hành hung đánh đập tôi. Tôi cũng đã thỏa thuận với anh ấy, và quyết định ly hôn cả hai đều thuận tình không có tranh chấp gì về tài sản. Như vậy, khi tới tòa phải đóng bao nhiêu tiền?

Trả lời: Căn cứ Điều 55 Luật hôn nhân gia đình 2014 quy định:

Trong trường hợp vợ chồng cùng yêu cầu ly hôn, nếu xét thấy hai bên thật sự tự nguyện ly hôn và đã thỏa thuận về việc chia tài sản, việc trông nom, nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục con trên cơ sở bảo đảm quyền lợi chính đáng của vợ và con thì Tòa án công nhận thuận tình ly hôn; nếu không thỏa thuận được hoặc có thỏa thuận nhưng không bảo đảm quyền lợi chính đáng của vợ và con thì Tòa án giải quyết việc ly hôn.

Căn cứ Nghị quyết 326/2016/UBTVQH quy định về mức thu, miễn, giảm, thu, nộp, quản lý và sử dụng án phí và lệ phí Tòa án do Ủy ban Thường vụ Quốc hội ban hành thì: lệ phí yêu cầu giải quyết sơ thẩm vụ việc dân sự - yêu cầu công nhận thuận tình ly hôn là 300.000 đồng.

Như vậy, với trường hợp vợ chồng bạn thuận tình ly hôn thì tòa án giải quyết cho ly hôn và không có yêu cầu hay tranh chấp gì về tài sản thì mức đóng là 300 ngàn đồng.

Chồng không cấp dưỡng cho con có được giành quyền nuôi con sau ly hôn?

Trường hợp của em là 2 vợ chồng ly hôn, con do em nuôi, chồng em không cấp dưỡng. Gần đây bé bị ốm thì cả 2 vợ chồng có chăm sóc con cùng nhau. Bây giờ anh ta viết đơn ra tòa án đòi giành lại quyền nuôi con, như vậy có được không ạ?

Trả lời: Theo Khoản 2 Điều 82 Luật Hôn nhân và gia đình 2014 thì cha, mẹ không trực tiếp nuôi con có nghĩa vụ cấp dưỡng cho con. Do đó chồng bạn không trực tiếp nuôi con có nghĩa vụ cấp dưỡng cho con.

Điều 84 Luật Hôn nhân và gia đình 2014 quy định về việc thay đổi người trực tiếp nuôi con sau khi ly hôn như sau:

1. Trong trường hợp có yêu cầu của cha, mẹ hoặc cá nhân, tổ chức được quy định tại khoản 5 Điều này, Tòa án có thể quyết định việc thay đổi người trực tiếp nuôi con.

2. Việc thay đổi người trực tiếp nuôi con được giải quyết khi có một trong các căn cứ sau đây:

a) Cha, mẹ có thỏa thuận về việc thay đổi người trực tiếp nuôi con phù hợp với lợi ích của con;

b) Người trực tiếp nuôi con không còn đủ điều kiện trực tiếp trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con.

3. Việc thay đổi người trực tiếp nuôi con phải xem xét nguyện vọng của con từ đủ 07 tuổi trở lên;

...

=> Theo quy định này thì pháp luật không hạn chế quyền yêu cầu thay đổi người nuôi con sau ly hôn nếu một bên không cấp dưỡng cho con.

Do đó, tuy chồng bạn không cấp dưỡng cho con nhưng vẫn có quyền yêu cầu ra Tòa án thay đổi người trực tiếp nuôi con.

Việc Tòa án có chấp nhận yêu cầu này hay không sẽ căn cứ vào thỏa thuận của 2 vợ chồng bạn, hoặc căn cứ vào điều kiện trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con của người đang trực tiếp nuôi con (là bạn). Ngoài ra, nếu con bạn từ đủ 07 tuổi trở lên thì sẽ xem xét đến nguyện vọng của con.

Ly hôn khi đang mang thai, mẹ có được ưu tiên nuôi con không?

Hiện tôi đang mang thai và có yêu cầu ly hôn với chồng. Vậy tôi có được quyền ưu tiên nuôi con sau này không? Xin cảm ơn.

Trả lời: Theo quy định tại Khoản 1 Điều 88 Luật Hôn nhân và gia đình 2014 có quy định như sau:

Xác định cha, mẹ:

Con sinh ra trong thời kỳ hôn nhân hoặc do người vợ có thai trong thời kỳ hôn nhân là con chung của vợ chồng.

Con được sinh ra trong thời hạn 300 ngày kể từ thời điểm chấm dứt hôn nhân được coi là con do người vợ có thai trong thời kỳ hôn nhân.

Con sinh ra trước ngày đăng ký kết hôn và được cha mẹ thừa nhận là con chung của vợ chồng

=> Như vậy, trong trường hợp có thai trong thời kỳ hôn nhân là con chung của vợ chồng. Nên lúc bạn đang mang thai mà yêu cầu ly hôn thì sau này con sinh ra vẫn là con chung của 2 vợ chồng.

Bên cạnh đó, theo quy định tại Khoản 3 Điều 81 Luật Hôn nhân và gia đình 2014 thì nếu không có thoản thận khác phù hợp với lợi ích của con thì con dưới 36 tháng tuổi được giao cho mẹ trực tiếp nuôi, trừ trường hợp người mẹ không đủ điều kiện để trực tiếp trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con.

Như vậy, mặc dù người mẹ được ưu tiên nuôi con dưới 36 tháng tuổi nhưng nếu không đủ điều kiện để chăm sóc và cho con môi trường tốt nhất thì có thể sẽ không được trực tiếp nuôi con.

Trân trọng!

Đi đến trang Tìm kiếm nội dung Tư vấn pháp luật - Ly hôn

Lê Bảo Y

lượt xem
Thông báo
Bạn không có thông báo nào