Chỉ có Tòa án nhân dân tỉnh mới có thẩm quyền xét xử phúc thẩm?Thành phần Hội đồng xét xử

Trong vụ án hình sự, có phải chỉ có Tòa án nhân dân cấp tỉnh mới có thẩm quyền xét xử phúc thẩm hay không? Thành phần Hội đồng xét xử cấp phúc thẩm và sơ thẩm có giống nhau không? Gồm những ai?

Căn cứ Điều 344 Bộ luật tố tụng hình sự 2015 quy định:

Tòa án có thẩm quyền xét xử phúc thẩm

1. Tòa án nhân dân cấp tỉnh có thẩm quyền xét xử phúc thẩm bản án, quyết định của Tòa án nhân dân cấp huyện bị kháng cáo, kháng nghị.

2. Tòa án nhân dân cấp cao có thẩm quyền xét xử phúc thẩm bản án, quyết định của Tòa án nhân dân cấp tỉnh thuộc phạm vi thẩm quyền theo lãnh thổ bị kháng cáo, kháng nghị.

3. Tòa án quân sự cấp quân khu có thẩm quyền xét xử phúc thẩm bản án, quyết định của Tòa án quân sự khu vực bị kháng cáo, kháng nghị.

4. Tòa án quân sự trung ương có thẩm quyền xét xử phúc thẩm bản án, quyết định của Tòa án quân sự cấp quân khu bị kháng cáo, kháng nghị.

Như vậy, theo quy định nêu trên thì không chỉ Tòa án nhân dân cấp tỉnh có thẩm quyền xét xử phúc thẩm mà Tòa án nhân dân cấp cao; Tòa án quân sự cấp quân khu;Tòa án quân sự trung ương vẫn thuộc thẩm quyền này.

Thành phần Hội đồng xét xử được quy định tại Điều 254 Bộ luật tố tụng hình sự 2015, có quy định:

- Hội đồng xét xử sơ thẩm gồm một Thẩm phán và hai Hội thẩm. Trường hợp vụ án có tính chất nghiêm trọng, phức tạp thì Hội đồng xét xử sơ thẩm có thể gồm hai Thẩm phán và ba Hội thẩm.

Đối với vụ án có bị cáo về tội mà Bộ luật hình sự quy định mức cao nhất của khung hình phạt là tù chung thân, tử hình thì Hội đồng xét xử sơ thẩm gồm hai Thẩm phán và ba Hội thẩm.

- Hội đồng xét xử phúc thẩm gồm ba Thẩm phán.

=> Như vậy, theo quy định nêu trên thì hội đồng xét xử phúc thẩm gồm 3 thẩm phán và 2 hội thẩm.

Trân trọng!

Đi đến trang Tìm kiếm nội dung Tư vấn pháp luật - Tòa án nhân dân tỉnh

Lê Bảo Y

lượt xem
Thông báo
Bạn không có thông báo nào