Những trường hợp báo cáo tai nạn lao động với cơ quan có thẩm quyền

Hỏi: Trong quá trình thi công xây dựng Tòa nhà thương mại tại thị trấn T, công ty xây dựng X đã để xảy ra tai nạn lao động làm anh Hùng là công nhân bị thương nặng. Sự việc không được công ty X báo cáo với cơ quan có thẩm quyền. Việc không báo cáo tai nạn lao động trong trường hợp này có đúng không? Những trường hợp nào phải báo cáo với cơ quan có thẩm quyền?

Điểm a và điểm đ khoản 1 Điều 13 Nghị định số 45/2013/NĐ-CP ngày 10 tháng 5 năm 2013 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều của Bộ luật lao động về thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ ngơi và an toàn lao động, vệ sinh lao động quy định:

Người sử dụng lao động có trách nhiệm khai báo ngay với Thanh tra Sở Lao động - Thương binh và Xã hội nơi xảy ra tai nạn lao động chết người, tai nạn lao động nặng làm bị thương từ 02 người lao động trở lên và sự cố nghiêm trọng.

Người sử dụng lao động phải mở sổ thống kê và định kỳ 6 tháng, hằng năm báo cáo cơ quan nhà nước có thẩm quyền về lao động.

Căn cứ quy định trên, công ty xây dựng X để xảy ra tại nạn lao động làm một người bị thương nên không thuộc trường hợp phải báo cáo ngay với Thanh tra Sở Lao động – Thương binh và Xã hội nơi xảy ra tại nạn lao động. Tuy nhiên, vụ việc phải được thống kê vào báo cáo định kỳ 6 tháng, hằng năm với cơ quan nhà nước có thẩm quyền về lao động.

Đi đến trang Tìm kiếm nội dung Tư vấn pháp luật - Tai nạn lao động

Thư Viện Pháp Luật

lượt xem
Thông báo
Bạn không có thông báo nào