Sinh thường và sinh mổ hưởng thai sản có gì khác nhau?

Tôi đóng BHXH từ tháng 1/2018 và dự sinh tháng 5/2019, hiện đang lăn tăn không biết nên sinh thường hay sinh mổ vì không biết có sự khác nhau gì không về chế độ thai sản khi sinh thường và sinh mổ. Nhờ tư vấn giúp!

Theo Luật Bảo hiểm xã hội 2014 thì không có quá nhiều khác biệt về chế độ thai sản cho lao động nữ khi sinh thường hay sinh mổ. Chính vì vậy, việc lựa chọn hình thức sinh thường hay sinh mổ sẽ dựa vào tình trạng sức khỏe của người mẹ cũng như chỉ dẫn của bác sĩ để lựa chọn phương án vừa tốt cho mẹ, vừa tốt cho con.

Một số khác biệt về chế độ thai sản khi sinh thường hay sinh mổ thể hiện tại bảng sau:

 

Chế độ

Sinh thường

Sinh mổ

Đối với người chồng đóng BHXH

- 05 ngày làm việc nếu sinh một;

- 10 ngày làm việc nếu sinh đôi;

- Sinh ba trở lên thì cứ thêm mỗi con được nghỉ thêm 03 ngày làm việc.

- 07 ngày làm việc nếu sinh một;

- 14 ngày làm việc nếu sinh đôi trở lên.

 

Dưỡng sức, phục hồi sức khỏe sau thai sản

Tối đa 05 ngày làm việc

 

 

Tối đa 07 ngày làm việc

 

 

Về quyền lợi khi được hưởng thai sản thì không có gì khác biệt, khi sinh thường hay sinh mổ thì lao động nữ đều có:

- 6 tháng nghỉ thai sản trước và sau sinh;

- Hưởng trợ cấp thai sản 6 tháng, mức hưởng một tháng bằng 100% mức bình quân tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội của 06 tháng trước khi nghỉ việc hưởng chế độ thai sản;

- Trợ cấp 1 lần khi sinh con bằng 2 tháng lương cơ sở cho mỗi con.

Trân trọng!

Đi đến trang Tìm kiếm nội dung Tư vấn pháp luật - Chế độ thai sản

lượt xem
Thông báo
Bạn không có thông báo nào