Kết luận giám định giám định pháp y tâm thần rối loạn nhân cách chống xã hội (F60.2)

Ban biên tập có nhận được thắc mắc của bạn Nguyễn Lâm Tùng, hiện tôi đang công tác trong ngành tư pháp, vì yêu cầu công việc tôi có thắc mắc sau mong sớm nhận phản hồi: Thắc mắc như sau: Kết luận giám định giám định pháp y tâm thần rối loạn nhân cách chống xã hội (F60.2) được quy định như thế nào?

Kết luận giám định giám định pháp y tâm thần rối loạn nhân cách chống xã hội (F60.2) được quy định tại Thông tư 18/2015/TT-BYT về Quy trình giám định pháp y tâm thần và biểu mẫu sử dụng trong giám định pháp y tâm thần do Bộ trưởng Bộ Y tế ban hành, cụ thể như sau:

Kết luận về y học:

Căn cứ Tiêu chuẩn chẩn đoán của Tổ chức Y tế Thế giới về các rối loạn tâm thần và hành vi hiện hành (ICD-10), căn cứ Thông tư số 20/2014/TT-BYT ngày 12 tháng 6 năm 2014 của Bộ trưởng Bộ Y tế quy định tỷ lệ tổn thương cơ thể sử dụng trong giám định pháp y, giám định pháp y tâm thần giám định viên tham gia giám định xác định đối tượng giám định:

a) Họ và tên;

b) Có bệnh tâm thần, rối loạn tâm thần hay không? Bệnh tâm thần, rối loạn tâm thần gì (mã bệnh)? Tình trạng tâm thần trước, trong và sau khi xảy ra vụ việc? Cụ thể:

- Tiêu chuẩn chẩn đoán các rối loạn nhân cách đặc hiệu chung:

+ Rối loạn nhân cách có khuynh hướng xuất hiện ở trẻ em lớn hoặc tuổi thanh thiếu niên và tiếp tục thể hiện ở tuổi trưởng thành.

+ Các triệu chứng rối loạn nhân cách luôn bền vững và tồn tại suốt đời.

+ Không có bằng chứng về các bệnh thực tổn não và các rối loạn tâm thần khác.

+ Người bệnh biết được và đau buồn về những nét bất thường của mình nhưng không thể điều chỉnh được.

- Có ít nhất ba trong số các nét đặc trưng sau:

+ Sự lãnh đạm, nhẫn tâm đối với cảm xúc của người khác;

+ Thái độ vô trách nhiệm, thô bạo, và dai dẳng, coi thường các chuẩn mực, quy tắc và nghĩa vụ xã hội;

+ Không có khả năng duy trì các mối quan hệ bền vững mặc dù không có khó khăn trong sự thiết lập chúng;

+ Khả năng dung nạp rất thấp đối với sự thất bại và rất dễ bùng nổ những cơn gây hấn bao gồm cả bạo lực;

+ Mất khả năng nhận cảm tội lỗi và rút kinh nghiệm, đặc biệt đối với sự trừng phạt;

+ Có thiên hướng rõ rệt, trách móc những người khác hoặc đưa ra những lý sự có vẻ chấp nhận được đối với hành vi đã đưa bệnh nhân đến xung đột với xã hội.

Ban biên tập phản hồi thông tin đến bạn.

Đi đến trang Tìm kiếm nội dung Tư vấn pháp luật - Giám định pháp y

Thư Viện Pháp Luật

lượt xem
Thông báo
Bạn không có thông báo nào