Quyền cung ứng dịch vụ của thương nhân

Cung ứng dịch vụ là hoạt động thương mại theo quy định của pháp luật về thương mại. Vậy quyền cung ứng dịch vụ của các doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân hoạt động thương mại được quy định như thế nào? Rất mong nhận được sự phản hồi trong thời gian sớm nhất. Xin cảm ơn rất nhiều!

Theo quy định hiện nay thì thương nhân là các tổ chức kinh tế được thành lập hợp pháp, cá nhân hoạt động thương mại một cách độc lập, thường xuyên và có đăng ký kinh doanh. Thương nhân có quyền hoạt động thương mại trong các ngành nghề, tại các địa bàn, dưới các hình thức và theo các phương thức mà pháp luật không cấm; hoạt động thương mại hợp pháp của thương nhân được Nhà nước bảo hộ.

Pháp luật về thương mại đồng thời cũng quy định cung ứng dịch vụ là hoạt động thương mại, theo đó một bên (sau đây gọi là bên cung ứng dịch vụ) có nghĩa vụ thực hiện dịch vụ cho một bên khác và nhận thanh toán; bên sử dụng dịch vụ (sau đây gọi là khách hàng) có nghĩa vụ thanh toán cho bên cung ứng dịch vụ và sử dụng dịch vụ theo thỏa thuận.

Do đó, thương nhân có quyền hoạt động kinh doanh cung ứng dịch vụ theo quy định của pháp luật.

Theo đó, theo quy định tại Khoản 1 Điều 75 Luật Thương mại 2005 thì trừ trường hợp pháp luật hoặc điều ước quốc tế mà Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên có quy định khác, thương nhân có các quyền cung ứng dịch vụ sau đây:

- Cung ứng dịch vụ cho người cư trú tại Việt Nam sử dụng trên lãnh thổ Việt Nam;

- Cung ứng dịch vụ cho người không cư trú tại Việt Nam sử dụng trên lãnh thổ Việt Nam;

- Cung ứng dịch vụ cho người cư trú tại Việt Nam sử dụng trên lãnh thổ nước ngoài;

- Cung ứng dịch vụ cho người không cư trú tại Việt Nam sử dụng trên lãnh thổ nước ngoài.

Trên đây là quan điểm tư vấn của chúng tôi đối với vấn đề mà bạn đang thắc mắc.

Trân trọng!

Đi đến trang Tìm kiếm nội dung Tư vấn pháp luật - Hợp đồng thương mại

Thư Viện Pháp Luật

lượt xem
Thông báo
Bạn không có thông báo nào