Trách nhiệm của Uỷ ban thường vụ Quốc hội đối với tổ chức và hoạt động của Viện kiểm sát nhân dân

Chào anh/ chị trong Ban biên tập, tôi là sĩ công sĩ quan Công an nhân dân, đã về hưu. Hiện tôi đang sinh sống và tại Nam Định. Gần đây đọc trên các báo tại chí tôi mới biết được Uỷ ban thường vụ còn có trách nhiệm giám sát trong hoạt động kiếm sát của các cơ quan tố tụng. Vậy Ban biên tập cho tôi hỏi: Trách nhiệm của Uỷ ban thường vụ Quốc hội đối với tổ chức và hoạt động của Viện kiểm sát nhân dân được quy định ra sao? 

Trách nhiệm của Uỷ ban thường vụ Quốc hội đối với tổ chức và hoạt động của Viện kiểm sát nhân dân  quy định tại Điều 23 Nghị quyết 26/2004/NQ-QH11 về việc ban hành Quy chế hoạt động của Uỷ ban Thường vụ Quốc hội do Quốc hội ban hành, cụ thể như sau:

- Xem xét việc chuẩn bị báo cáo và dự án của Viện kiểm sát nhân dân tối cao trình Quốc hội; xem xét báo cáo công tác của Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao trong thời gian Quốc hội không họp; xem xét báo cáo của Viện kiểm sát nhân dân tối cao về các vấn đề thuộc thẩm quyền giám sát của mình;

- Xem xét văn bản quy phạm pháp luật của Viện kiểm sát nhân dân tối cao có dấu hiệu trái với Hiến pháp, luật, nghị quyết của Quốc hội, pháp lệnh, nghị quyết của Uỷ ban thường vụ Quốc hội; quyết định huỷ bỏ một phần hoặc toàn bộ văn bản quy phạm pháp luật của Viện kiểm sát nhân dân tối cao trái với pháp lệnh, nghị quyết của Uỷ ban thường vụ Quốc hội; đình chỉ việc thi hành một phần hoặc toàn bộ văn bản quy phạm pháp luật của Viện kiểm sát nhân dân tối cao trái với Hiến pháp, luật, nghị quyết của Quốc hội và trình Quốc hội xem xét, quyết định tại kỳ họp gần nhất;

- Quy định về tổ chức và hoạt động của các Viện kiểm sát quân sự, việc giám sát đối với hoạt động của các Viện kiểm sát quân sự; quy định về tiêu chuẩn cụ thể của Kiểm sát viên, Điều tra viên, Hội đồng tuyển chọn và quy chế tuyển chọn Kiểm sát viên, Điều tra viên;

- Quyết định tổng biên chế, số lượng Kiểm sát viên, Điều tra viên của Viện kiểm sát nhân dân, danh sách ủy viên Hội đồng tuyển chọn Kiểm sát viên, cử uỷ viên Uỷ ban kiểm sát Viện kiểm sát nhân dân tối cao, phê chuẩn bộ máy làm việc của Viện kiểm sát nhân dân tối cao theo đề nghị của Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao;

- Quyết định biên chế, số lượng Kiểm sát viên, Điều tra viên, phê chuẩn bộ máy làm việc của Viện kiểm sát quân sự theo đề nghị của Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao sau khi thống nhất với Bộ trưởng Bộ Quốc phòng; quyết định danh sách ủy viên Hội đồng tuyển chọn Kiểm sát viên Viện kiểm sát quân sự trung ương theo đề nghị của Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao; quyết định việc thành lập Viện kiểm sát quân sự quân khu và tương đương, Viện kiểm sát quân sự khu vực theo đề nghị của Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao sau khi thống nhất với Bộ trưởng Bộ Quốc phòng;

- Căn cứ vào chế độ tiền lương chung của Nhà nước, quy định chế độ tiền lương và phụ cấp đối với cán bộ ngành Kiểm sát; quy định chế độ ưu tiên đối với Kiểm sát viên, Điều tra viên khi thực hiện nhiệm vụ; quy định giấy chứng minh, trang phục của cán bộ ngành Kiểm sát;

- Quyết định việc đàm phán, ký kết điều ước quốc tế của Viện kiểm sát nhân dân tối cao sau khi có ý kiến của Chính phủ và nghe báo cáo về việc thực hiện các điều ước quốc tế đã ký kết.

Ban biên tập phản hồi thông tin đến bạn.

Đi đến trang Tìm kiếm nội dung Tư vấn pháp luật - Viện kiểm sát nhân dân

Thư Viện Pháp Luật

lượt xem
Thông báo
Bạn không có thông báo nào