Các tổ chức, cá nhân có quyền đăng ký bảo hộ giống cây trồng

Xin chào anh chị trong Ban biên tập, tôi là Võ Thành Duy, hiện tại đang sinh sống và làm việc tại thành phố Bến Tre, tỉnh Bến Tre. Tôi có thắc mắc liên quan đến quyền đăng ký bảo hộ giống cây trồng cần được giải đáp. Đó là theo quy định hiện hành thì tổ chức, cá nhân nào có quyền đăng ký bảo hộ giống cây trồng?

Theo quy định hiện hành thì để được bảo hộ quyền đối với giống cây trồng, tổ chức, cá nhân phải thực hiện việc nộp đơn đăng ký bảo hộ cho cơ quan quản lý nhà nước về quyền đối với giống cây trồng.

Theo đó, theo quy định tại Điều 164 Luật Sở hữu trí tuệ 2005 thì các tổ chức, cá nhân có quyền đăng ký bảo hộ giống cây trồng (sau đây gọi là người đăng ký) bao gồm:

- Tác giả trực tiếp chọn tạo hoặc phát hiện và phát triển giống cây trồng bằng công sức và chi phí của mình;

- Tổ chức, cá nhân đầu tư cho tác giả chọn tạo hoặc phát hiện và phát triển giống cây trồng dưới hình thức giao việc, thuê việc, trừ trường hợp có thoả thuận khác;

- Tổ chức, cá nhân được chuyển giao, thừa kế, kế thừa quyền đăng ký bảo hộ giống cây trồng.

Giống cây trồng được chọn tạo hoặc phát hiện và phát triển do sử dụng ngân sách nhà nước hoặc từ dự án do Nhà nước quản lý thì quyền đối với giống cây trồng đó thuộc về Nhà nước.

Trên đây là quan điểm tư vấn của chúng tôi đối với vấn đề mà bạn đang thắc mắc.

Trân trọng!

Thư Viện Pháp Luật

lượt xem
Thông báo
Bạn không có thông báo nào