Thu tiền dịch vụ đối với đối tượng bảo trợ xã hội trái quy định thì bị xử lý ra sao?

Thu tiền dịch vụ đối với đối tượng bảo trợ xã hội trái quy định thì bị xử lý ra sao? Xin chào Ban biên tập. Tôi tên là Trúc Hương, tôi hiện đang sinh sống và làm việc tại Thái Bình. Để phục vụ cho nhu cầu công việc, tôi có thắc mắc muốn nhờ Ban biên tập giải đáp giúp tôi. Ban biên tập cho tôi hỏi: Thu tiền dịch vụ đối với đối tượng bảo trợ xã hội trái quy định thì bị xử lý ra sao? Tôi có thể tham khảo vấn đề này ở đâu? Tôi hy vọng sớm nhận được phản hồi từ Ban biên tập. Xin chân thành cảm ơn! (truc_huong***@gmail.com)

Căn cứ theo quy định tại Điểm b Khoản 2 và Điểm a Khoản 3 Điều 6 Nghị định 144/2013/NĐ-CP quy định xử phạt vi phạm hành chính về bảo trợ, cứu trợ xã hội và bảo vệ, chăm sóc trẻ em thì hành vi thu tiền dịch vụ đối với đối tượng bảo trợ xã hội trái quy định sẽ bị xử phạt như sau:

2. Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:

b) Thu tiền dịch vụ đối với đối tượng bảo trợ xã hội trái với quy định của pháp luật;

...

3. Biện pháp khắc phục hậu quả:

a) Buộc hoàn trả cho đối tượng bảo trợ xã hội các khoản tiền đã thu trái pháp luật đối với hành vi vi phạm tại Điểm b Khoản 2 Điều này. Trường hợp không xác định được đối tượng để hoàn trả thì buộc nộp vào ngân sách nhà nước;

Như vậy, đối với hành vi bạn thắc mắc (thu tiền dịch vụ đối với đối tượng bảo trợ xã hội trái quy định) có thể sẽ bị phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng. Đồng thời, sẽ bị buộc hoàn trả cho đối tượng bảo trợ xã hội các khoản tiền đã thu trái pháp luật. Trường hợp không xác định được đối tượng để hoàn trả thì buộc nộp vào ngân sách nhà nước.

Trên đây là nội dung quy định về mức xử phạt hành vi thu tiền dịch vụ đối với đối tượng bảo trợ xã hội trái quy định. Để hiểu rõ hơn về vấn đề này bạn nên tham khảo thêm tại Nghị định 144/2013/NĐ-CP.

Trân trọng!

Thư Viện Pháp Luật

lượt xem
Thông báo
Bạn không có thông báo nào