Yêu cầu chung về nội dung công trình trường mầm non

Yêu cầu chung về nội dung công trình trường mầm non được quy định như thế nào? Xin chào Ban biên tập. Tôi tên là Trung Hoàng, tôi đang làm việc trong lĩnh vực xây dựng. Gần đây, tôi có nhận dự án xây dựng trường mầm non. Tuy nhiên, tôi có thắc mắc muốn nhờ Ban biên tập giải đáp giúp tôi, cụ thể là: Yêu cầu chung về nội dung công trình trường mầm non được quy định như thế nào? Tôi có thể tham khảo vấn đề này ở đâu? Tôi hy vọng sớm nhận được giải đáp từ Ban biên tập. Xin chân thành cảm ơn và chúc Quý Ban biên tập nhiều sức khỏe và thành công! (hoang***@gmail.com)

Yêu cầu chung về nội dung công trình trường mầm non được quy định tại Tiểu mục 5.1 Mục 5 Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 3907:2011 về trường mầm non - yêu cầu thiết kế như sau:

5.1.1. Bố trí các không gian chức năng trong công trình cần đảm bảo các yêu cầu sau:

- Độc lập giữa các nhóm trẻ, lớp mẫu giáo với khối phòng phục vụ học tập;

- Đảm bảo an toàn và yêu cầu giáo dục với từng độ tuổi;

- Đảm bảo lối thoát hiểm khi có sự cố và hệ thống phòng cháy chữa cháy;

- Đảm bảo cho trẻ em khuyết tật tiếp cận sử dụng.

CHÚ THÍCH: Nguyên lý bố cục mặt bằng chung và sơ đồ dây chuyền hoạt động của trường mầm non tham khảo các hình vẽ trong phụ lục A của tiêu chuẩn này.

5.1.2. Chiều cao thông thuỷ của các phòng trong trường mầm non được quy định trong Bảng 1.

Bảng 1 - Chiều cao thông thuỷ của các phòng trong trường mầm non

Kích thước tính bằng mét

Tên phòng

Chiều cao thông thuỷ

1. Các phòng nhóm trẻ, lớp mẫu giáo, các phòng tổ chức ăn, các phòng hành chính quản trị

3,30

2. Các phòng phục vụ học tập

3,60 - 3,90

3. Phòng vệ sinh, kho

2,70

4. Hành lang, hiên chơi, nhà cầu

2,40

CHÚ THÍCH: Chiều cao thông thủy là chiều cao tính từ sàn đến trần đã hoàn thiện. Đối với diện tích hạn chế cho phép lấy theo chiều cao từ sàn tới sàn.

5.1.3. Hành lang trong trường mầm non có chiều rộng thông thủy không nhỏ hơn 2,10 m.

5.1.4. Thiết kế cầu thang trong trường mầm non cần đảm bảo các yêu cầu sau:

a) Độ dốc từ 220 đến 240;

b) Chiều rộng của vế thang không nhỏ hơn 1,20 m;

c) Độ cao bậc thang không lớn hơn 120 mm;

d) Bố trí tay vịn cho trẻ cao từ 0,5 m đến 0,6 m (tính từ mặt bậc thang đến tay vịn);

e) Lan can cầu thang không được thấp hơn 900 mm. Lan can phải có chấn song chắc chắn. Sử dụng các thanh đứng với khoảng cách giữa hai thanh không lớn hơn 0,10 m. Không được phép làm các thanh phân chia ngang.

CHÚ THÍCH: Cầu thang bộ có bậc hở thì khe hở không được cao quá 100 mm.

5.1.5. Khối phòng nhóm trẻ, lớp mẫu giáo, khối phục vụ học tập, và khu sân chơi phải đảm bảo cho trẻ khuyết tật ở độ tuổi mẫu giáo tiếp cận sử dụng. Nếu có sự thay đổi độ cao phải thiết kế đường dốc, vệt dốc hoặc sử dụng các thiết bị nâng. Tiêu chuẩn thiết kế đường dốc phù hợp với quy định của TCVN2 - Công trình dân dụng - Nguyên tắc cơ bản xây dựng công trình đảm bảo người khuyết tật tiếp cận sử dụng.

CHÚ THÍCH: Độ dốc phù hợp với trẻ khuyết tật dùng xe lăn là 1/22 và độ dài đường dốc từ 3 m đến 5 m.

5.1.6. Giải pháp thiết kế kiến trúc và thiết kế nội thất trong trường mầm non cần đảm bảo an toàn, phù hợp hợp với yêu cầu giáo dục với từng độ tuổi, phù hợp với đặc điểm phát triển tâm sinh lý của trẻ và tuân theo các tiêu chuẩn hiện hành có liên quan.

Trên đây là nội dung quy định yêu cầu chung về nội dung công trình trường mầm non. Để hiểu rõ hơn về vấn đề này bạn nên tham khảo thêm tại TCVN 3907:2011.

Trân trọng!

Đi đến trang Tìm kiếm nội dung Tư vấn pháp luật - Cơ sở giáo dục mầm non

Thư Viện Pháp Luật

lượt xem
Thông báo
Bạn không có thông báo nào