Quyền xác định, xác định lại dân tộc theo Bộ luật dân sự 1995

Quyền xác định, xác định lại dân tộc theo Bộ luật dân sự 1995 được quy định như thế nào? Xin chào Ban biên tập, Tôi là Bảo Anh. Hiện tại tôi đang tìm hiểu về quy định pháp luật đối với pháp nhân qua các thời kỳ. Cho tôi hỏi, quyền xác định, xác định lại dân tộc theo Bộ luật dân sự 1995 được quy định cụ thể ra sao? Tôi có thể tìm hiểu thông tin tại văn bản pháp luật nào? Mong nhận được sự phản hồi từ Ban biên tập. Xin chân thành cảm ơn! Bảo Anh (baoanh*****@gmail.com)

Theo quy định tại Điều 30 Bộ luật dân sự 1995 thì quyền xác định, xác định lại dân tộc được quy định cụ thể như sau:

- Cá nhân khi sinh ra được xác định dân tộc theo dân tộc của cha, mẹ. Trong trường hợp cha và mẹ thuộc hai dân tộc khác nhau, thì dân tộc của người con được xác định là dân tộc của người cha hoặc dân tộc của người mẹ theo tập quán hoặc theo thoả thuận của cha, mẹ.

- Người đã thành niên có quyền yêu cầu cơ quan nhà nước có thẩm quyền xác định lại dân tộc trong các trường hợp sau đây:

+ Xác định lại theo dân tộc của người cha hoặc người mẹ, nếu cha, mẹ thuộc hai dân tộc khác nhau;

+ Xác định lại theo dân tộc của cha đẻ, mẹ đẻ trong trường hợp làm con nuôi của người thuộc dân tộc khác.

Trên đây là nội dung tư vấn về quyền xác định, xác định lại dân tộc theo Bộ luật dân sự 1995. Để biết thêm thông tin chi tiết, bạn nên tham khảo thêm tại Bộ luật dân sự 1995.

Trân trọng!

Thư Viện Pháp Luật

lượt xem
Thông báo
Bạn không có thông báo nào