Nhiệm vụ, quyền hạn của Chủ tịch nước trong quản lý nợ công

Nhiệm vụ, quyền hạn của Chủ tịch nước trong quản lý nợ công được quy định như thế nào? Xin chào Ban biên tập, tôi là Hồ Minh Tuấn, tôi đang có nhu cầu tìm hiểu các quy định của pháp luật liên quan đến hoạt động quản lý nợ công. Tôi đang có thắc mắc cần Ban biên tập giải đáp giúp tôi. Cho tôi hỏi, nhiệm vụ, quyền hạn của Chủ tịch nước trong quản lý nợ công được quy định cụ thể ra sao? Tôi có thể tìm hiểu thông tin tại văn bản pháp luật nào? Mong nhận được sự phản hồi từ Ban biên tập. Xin chân thành cảm ơn! Hồ Minh Tuấn (minhtuan*****@gmail.com)

Chủ tịch nước là người đứng đầu Nhà nước, thay mặt nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam về đối nội và đối ngoại.

Chủ tịch nước do Quốc hội bầu trong số đại biểu Quốc hội.

Chủ tịch nước chịu trách nhiệm và báo cáo công tác trước Quốc hội.

Nhiệm kỳ của Chủ tịch nước theo nhiệm kỳ của Quốc hội. Khi Quốc hội hết nhiệm kỳ, Chủ tịch nước tiếp tục làm nhiệm vụ cho đến khi Quốc hội khoá mới bầu ra Chủ tịch nước.

Theo quy định tại Điều 12 Luật Quản lý nợ công 2017 có hiệu lực thi hành từ ngày 01/07/2018 thì nhiệm vụ, quyền hạn của Chủ tịch nước trong quản lý nợ công được quy định cụ thể như sau:

- Quyết định đàm phán, ký kết, phê chuẩn và điều chỉnh thỏa thuận vay ODA, vay ưu đãi nước ngoài nhân danh Nhà nước theo quy định của Luật Điều ước quốc tế.

- Yêu cầu Chính phủ báo cáo về tình hình nợ công, các chỉ tiêu an toàn nợ công; việc đàm phán, ký kết, phê chuẩn và điều chỉnh thỏa thuận vay ODA, vay ưu đãi nước ngoài nhân danh Nhà nước khi cần thiết.

Trên đây là nội dung tư vấn về nhiệm vụ, quyền hạn của Chủ tịch nước trong quản lý nợ công. Để biết thêm thông tin chi tiết, bạn nên tham khảo thêm tại Luật Quản lý nợ công 2017.

Trân trọng!

Đi đến trang Tìm kiếm nội dung Tư vấn pháp luật - Chủ tịch nước

Thư Viện Pháp Luật

lượt xem
Thông báo
Bạn không có thông báo nào