Quy tắc ứng xử, giao tiếp qua điện thoại và phương tiện điện tử khác của Công an nhân dân kể từ ngày 06/10/2017

Quy tắc ứng xử, giao tiếp qua điện thoại và phương tiện điện tử khác của Công an nhân dân được quy định như thế nào? Xin chào Ban biên tập Thư Ký Luật, tôi là Trung Khánh. Tôi đang tìm hiểu các quy định liên quan đến quy tắc ứng xử của Công an nhân dân. Tôi có thắc mắc cần Ban biên tập Thư Ký Luật giải đáp giúp tôi. Cho tôi hỏi, theo quy định pháp luật hiện hành thì quy tắc ứng xử, giao tiếp qua điện thoại và phương tiện điện tử khác của Công an nhân dân được quy định ra sao? Tôi có thể tìm hiểu thông tin tại văn bản pháp luật nào? Mong nhận được sự phản hồi từ Ban biên tập Thư Ký Luật. Xin cảm ơn ! Trung Khánh (khanh*****@gmail.com)

Theo quy định tại Điều 13 Thông tư 27/2017/TT-BCA quy định về quy tắc ứng xử của Công an nhân dân do Bộ trưởng Bộ Công an ban hành có hiệu lực từ ngày 06/10/2017 thì quy tắc ứng xử, giao tiếp qua điện thoại và phương tiện điện tử khác của Công an nhân dân được quy định cụ thể như sau:

- Khi giao tiếp qua điện thoại, cán bộ, chiến sĩ Công an nhân dân phải xưng tên, chức danh, đơn vị công tác, nội dung trao đổi đầy đủ, rõ ràng; ngôn ngữ giao tiếp văn minh, lịch sự, ngắn gọn, dễ hiểu; không trao đổi nội dung bí mật qua điện thoại.

- Khi sử dụng các phương tiện điện tử khác, cán bộ, chiến sĩ Công an nhân dân không được truy cập, lưu trữ, phát tán, bình luận, chia sẻ các thông tin, tài liệu, bài viết, hình ảnh có nội dung trái với thuần phong, mỹ tục; trái với đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước và quy định của ngành Công an; không giới thiệu, sử dụng tên, hình ảnh, phiên hiệu đơn vị công an lên các trang mạng xã hội.

Trên đây là nội dung tư vấn về quy tắc ứng xử, giao tiếp qua điện thoại và phương tiện điện tử khác của Công an nhân dân. Để biết thêm thông tin chi tiết, bạn nên tham khảo thêm tại Thông tư 27/2017/TT-BCA.

Trân trọng!

Thư Viện Pháp Luật

lượt xem
Thông báo
Bạn không có thông báo nào