Đánh giá tình hình đảm bảo kinh phí thực hiện điều chỉnh tiền lương năm 2017

Đánh giá tình hình đảm bảo kinh phí thực hiện điều chỉnh tiền lương năm 2017 được quy định như thế nào? Chào các anh/chị trong Ban biên tập Thư Ký Luật. Em tên là Thảo Ánh, em đang là sinh viên Khoa Luật hành chính tại Học viện hành chính TPHCM. Để hoàn thành bài báo cáo tốt nghiệp của mình, em có thắc mắc muốn nhờ Ban biên tập tư vấn giúp em, cụ thể là việc đánh giá tình hình đảm bảo kinh phí thực hiện điều chỉnh tiền lương năm 2017 được quy định như thế nào? Văn bản pháp luật nào quy định vấn đề này? Em mong Ban biên tập có thể tư vấn giúp em. Em xin chân thành cảm ơn Ban biên tập Thư Ký Luật. (thaoanh***@gmail.com)

Đánh giá tình hình đảm bảo kinh phí thực hiện điều chỉnh tiền lương năm 2017 được quy định tại Điều 7 Thông tư 71/2017/TT-BTC hướng dẫn xây dựng dự toán ngân sách nhà nước năm 2018 và kế hoạch tài chính – ngân sách nhà nước 03 năm 2018-2020 do Bộ trưởng Bộ Tài chính ban hành như sau:

1. Các bộ, cơ quan trung ương báo cáo về:

a) Biên chế, quỹ lương, các khoản phụ cấp theo lương;

b) Nhu cầu kinh phí thực hiện cải cách tiền lương theo Nghị định số 47/2017/NĐ-CP ngày 24 tháng 4 năm 2017 của Chính phủ quy định mức lương cơ sở đối với cán bộ, công chức, viên chức và lực lượng vũ trang.

c) Nguồn kinh phí đảm bảo thực hiện điều chỉnh mức lương cơ sở, trong đó làm rõ: nguồn sắp xếp, tiết kiệm các khoản chi thường xuyên trong phạm vi dự toán NSNN (ngân sách nhà nước) năm 2017 được giao; nguồn thu được để lại theo chế độ theo lộ trình kết cấu chi phí vào giá dịch vụ sự nghiệp công theo Nghị định số 16/2015/NĐ-CP, các Nghị định về tự chủ đối với các đơn vị sự nghiệp công lập theo lĩnh vực; nguồn kinh phí thực hiện cải cách tiền lương chưa sử dụng hết năm 2016 chuyển sang năm 2017 (nếu có), nguồn chưa sử dụng hết năm 2017 chuyển sang năm 2018 thực hiện điều chỉnh lương cơ sở (nếu có).

2. Các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương báo cáo về:

a) Quỹ lương, phụ cấp, trợ cấp thực hiện năm 2016 và dự kiến năm 2017;

b) Nhu cầu kinh phí tăng thêm đến mức lương cơ sở 1,3 triệu đồng/người/tháng năm 2017;

c) Việc sử dụng nguồn lực của địa phương để thực hiện điều chỉnh mức lương cơ sở từ ngày 01 tháng 07 năm 2017, gồm: nguồn tiết kiệm 10% chi thường xuyên (không kể tiền lương và các khoản có tính chất tiền lương); 50% tăng thu NSĐP thực hiện so với dự toán năm 2016; số thu được để lại theo chế độ phù hợp với lộ trình kết cấu chi phí vào giá, phí dịch vụ sự nghiệp công theo Nghị định số 16/2015/NĐ-CP, các Nghị định về tự chủ đối với các đơn vị sự nghiệp công lập theo lĩnh vực; nguồn cải cách tiền lương còn dư (nếu có) dành để thực hiện các chính sách an sinh xã hội theo Quyết định số 579/QĐ-TTg.

d) Rà soát, xác định nhu cầu kinh phí phụ cấp, trợ cấp đối với vùng kinh tế xã hội đặc biệt khó khăn theo Quyết định số 131/QĐ-TTg ngày 25 tháng 01 năm 2017 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt danh sách các xã đặc biệt khó khăn vùng bãi ngang ven biển và hải đảo và Quyết định 582/QĐ-TTg ngày 28 tháng 4 năm 2017 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt danh sách thôn đặc biệt khó khăn, xã khu vực III, khu vực II, khu vực I thuộc vùng dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2016 - 2020.

Trên đây là nội dung tư vấn về đánh giá tình hình đảm bảo kinh phí thực hiện điều chỉnh tiền lương năm 2017. Để hiểu rõ hơn về vấn đề này bạn nên tham khảo thêm tại Thông tư 71/2017/TT-BTC.

Trân trọng!

Thư Viện Pháp Luật

lượt xem
Thông báo
Bạn không có thông báo nào