Những hành vi bị nghiêm cấm khi sử dụng trang phục của thanh tra chuyên ngành BHXH bao gồm những hành vi nào?

Những hành vi bị nghiêm cấm khi sử dụng trang phục của thanh tra chuyên ngành BHXH bao gồm những hành vi nào? Xin chào Ban biên tập Thư Ký Luật, tôi là một nhân viên tại một cơ quan nhà nước, gần đây tôi có tìm hiểu về các vấn đề thanh tra chuyên ngành BHXH nhưng có một thắc mắc muốn được hỏi Ban biên tập Thư Ký Luật như sau: Những hành vi bị nghiêm cấm khi sử dụng trang phục của thanh tra chuyên ngành BHXH bao gồm những hành vi nào? Tôi có thể tìm hiểu vấn đề này tại văn bản nào? Mong sớm nhận được phản hồi từ Ban biên tập, chân thành cảm ơn! Minh Nguyệt (0979******)

Những hành vi bị nghiêm cấm khi sử dụng trang phục của thanh tra chuyên ngành BHXH bao gồm những hành vi được pháp luật quy định tại Điều 16 Quyết định 102/QĐ-BHXH năm 2017 quy định cấp, quản lý, sử dụng thẻ và trang phục của người được giao thực hiện nhiệm vụ thanh tra chuyên ngành về đóng bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp, bảo hiểm y tế do Bảo hiểm xã hội Việt Nam ban hành, như sau:

1. Sử dụng trang phục, biển tên không đúng mục đích hoặc trong khi không làm nhiệm vụ nhằm vụ lợi.

2. Cho thuê, mượn, trao đổi hoặc lợi dụng việc sử dụng trang phục trái quy định.

3. Tự ý thay đổi quy cách, kiểu dáng, màu sắc và chất liệu trang phục.

4. Mặc trang phục không sạch sẽ, không gọn gàng, thiếu đồng bộ, không thống nhất.

5. Đeo đồ trang sức gây phản cảm hoặc trái với phong tục, truyền thống văn hóa Việt Nam.

6. Mặc trang phục khi ngồi ở quán rượu, bia.

Như vậy, thanh tra chuyên ngành BHXH khi được cấp phát trang phục để thực hiện cho công việc, thì trang phục đó không được sử dụng trong một số trường hợp như, việc sử dụng trang phục không đúng mục đích hoặc khi không làm nhiệm vụ, trao đổi nhằm mục đích không chính đáng, thay đổi quy cánh kiểu dáng hoặc các trường hợp khác theo quy định của pháp luật.

Trên đây là nội dung câu trả lời của Ban biên tập về những hành vi bị nghiêm cấm khi sử dụng trang phục của thanh tra chuyên ngành BHXH. Để hiểu rõ và chi tiết hơn về vấn đề này bạn có thể tìm đọc và tham khảo thêm tại Quyết định 102/QĐ-BHXH năm 2017.

Trân trọng!

Đi đến trang Tìm kiếm nội dung Tư vấn pháp luật - Bảo hiểm xã hội

Thư Viện Pháp Luật

lượt xem
Thông báo
Bạn không có thông báo nào